Dù công tác dự báo và phòng, chống được triển khai sớm, toàn diện ở nhiều địa phương, nhưng sức mạnh khủng khiếp của cơn bão số 3 - bão Yagi đã gây ra thiệt hại lớn tại nhiều tỉnh thành phía Bắc, trong đó có Yên Bái và Lào Cai.
Yên Bái là tỉnh miền núi với nhiều di sản, di tích văn hóa - lịch sử. Nhận thức lợi thế này, các cấp bộ đoàn cơ sở đã xây dựng chương trình phát triển du lịch gắn với những di sản - di tích, mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện Trấn Yên đón gần 40.000 lượt khách du lịch, trong đó có 8.400 khách quốc tế; doanh thu đạt trên 31 tỷ đồng.
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, góp phần phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của tỉnh.
Cuối năm 1952, Chỉ thị của Trung ương giao cho Yên Bái nhiệm vụ mở đường 13A từ bến phà Hiên, tỉnh Tuyên Quang vượt qua đèo Lũng Lô (tỉnh Yên Bái) nối với đường 41 tại ngã ba Cò Nòi (tỉnh Sơn La) để phục vụ mặt trận Điện Biên Phủ.
Giữa những ngày cả nước cùng hướng về Điện Biên, cùng rộn rã khí thế kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chi bộ Cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã có buổi sinh hoạt chi bộ chuyên đề đầy ý nghĩa, như một hoạt động thiết thực, ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của cơ quan Hội LHPN tỉnh.
Để phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, hàng nghìn kilomet đường được mở, với sự tham gia của hơn 260 nghìn người, tương đương 3 triệu ngày công.
Dự án tôn tạo, tu bổ bến Âu Lâu được gắn biển và đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tháng 5/2024.
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 5/5, tại phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái đã diễn ra Lễ gắn biển Di tích lịch sử Quốc gia bến Âu Lâu.
Hòa trong không khí hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng nay - 5/5, UBND thành phố Yên Bái tổ chức đạp xe diễu hành với chủ đề 'Hành trình kết nối – Điện Biên trong trái tim tôi'.
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng nay - 5/5, thành phố Yên Bái tổ chức Lễ gắn biển Di tích Lịch sử Quốc gia Bến Âu Lâu.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024), tối 4/5, UBND huyện Trấn Yên tổ chức ra mắt tour du lịch 'Theo dấu chân anh hùng' và công diễn các tiết mục xuất sắc tại Cuộc thi 'Em hát về địa chỉ đỏ'.
Ngày 4/5, Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ Công an tỉnh, Hội Cựu chiến binh Khối cơ quan và doanh nhiệp tỉnh, Công đoàn Viên chức tỉnh Yên Bái phối hợp tổ chức Chương trình 'Hành trình theo bước chân anh hùng'. Đây cũng là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' của tuổi trẻ cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, như cầu nối giữa những giá trị của lịch sử, truyền thống hào hùng của dân tộc với thời đại mới; là sự trao truyền của thế hệ cha anh với thế hệ trẻ trách nhiệm hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Về với Điện Biên, ta càng thấy thân thương lắm mảnh đất lịch sử này!
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Đích năm nay 91 tuổi, vẫn khí phách như thuở xung trận cứ điểm A1, minh mẫn kể về tháng năm lịch sử hào hùng đánh Pháp.
Sau 70 năm chiến thắng, Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị lịch sử, những chứng tích hào hùng thể hiện sự kiên cường bất khuất của cả một dân tộc, sự hy sinh anh dũng của thế hệ cha anh trong công cuộc giành độc lập. Những ngày này, người dân Việt Nam nói chung, Bình Thuận nói riêng đang hướng về Điện Biên với mong muốn tìm về cội nguồn chiến thắng và sức mạnh dân tộc với bao cảm xúc tự hào và trân trọng.
Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc, mở đầu nền hòa bình cho đất nước. Trân trọng và tự hào về những thành quả mà thế hệ cha ông đã đổ máu xương giành được, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều cách làm thiết thực để giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý cách đây hơn 70 năm liên quan đến nhiều hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Yên Bái phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ vừa được công bố. Qua đó đã tái hiện lại một phần quá khứ hào hùng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh cùng với cả nước góp phần vào chiến thắng 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Những ngày này, huyện Trấn Yên đang tích cực chuẩn bị ra mắt tour du lịch 'Theo dấu chân anh hùng' và chung kết Cuộc thi 'Em hát về địa chỉ đỏ', thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 07/5/2024) và 79 năm thành lập Chiến khu Vần (5/1945 - 5/2024).
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Theo số liệu thống kê của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, đến tháng 3 năm 2024, trên địa bàn toàn tỉnh còn 249 chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ còn sống. Trong đó, người cao tuổi nhất đã 107 tuổi, người ít tuổi nhất 86 tuổi. Tuổi cao sức yếu, không có nhiều người trong số này còn đủ minh mẫn để nhớ về tuổi trẻ hào hùng của mình đã từng gắn bó với cung đường chiến dịch vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - mốc son chói lọi 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Ngày 24/4, tại tỉnh Yên Bái, anh Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn dẫn đầu đoàn đại biểu tham gia hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' hội quân tại Bến Âu Lâu; dâng hương, chào cờ, tặng quà gia đình chính sách tại di tích lịch sử quốc gia Đèo Lũng Lô và khởi công công trình nhà nhân ái.
Di tích lịch sử Bến Âu Lâu thuộc tỉnh Yên Bái, từng là điểm trung chuyển vũ khí, lương thực… qua sông trong các chiến dịch đánh thực dân Pháp, góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong thời gian tới, nhằm giữ gìn và bảo tồn, phát huy truyền thống yêu nước, tỉnh Yên Bái tiếp tục tu bổ, mở rộng Di tích lịch sử Bến Âu Lâu.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đèo Lũng Lô là một trong những tuyến đường huyết mạch để quân và dân ta tiếp viện vũ khí, đạn dược cùng lương thực thực phẩm phục vụ cho chiến dịch. Để tuyến đường luôn thông suốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, các đơn vị công binh, dân công đã tập trung sức lực ngày đêm mở và bảo vệ đường, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Thấy khách tới chơi, cụ Đích đon đả: 'Ngồi uống nước đi để tôi vào lấy Huy hiệu Chiến thắng Điện Biên và cái ca 'Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ'. Toàn kỷ vật 70 năm đấy!'. Cụ là Nguyễn Văn Đích ở xóm Soi, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái - người cựu chiến binh chống Pháp năm nay đã ngoài 90 tuổi, vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn kể về những tháng năm lịch sử hào hùng.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 -07/5/2024), ngành văn hóa - thể thao và du lịch Yên Bái đã và đang triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lâm Tới - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh!
Lương Thịnh là một xã miền núi thuộc huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, là quê của Hoàng Quân - bạn đồng ngũ với tôi.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh dấu cho sự phát triển mới của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Cùng ghé thăm con đèo huyền thoại Lũng Lô - di tích lịch sử cấp quốc gia, để thấy lịch sử hào hùng vẫn còn hiện hữu cùng niềm tự hào của bao thế hệ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với dân tộc Việt Nam. Đó là thắng lợi của lòng quả cảm, sự hy sinh, tinh thần quyết tâm vượt qua muôn vàn gian khó của quân và dân cả nước nói chung và hàng vạn người con Yên Bái nói riêng.
Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Ngã ba Cò Nòi là nút giao thông quan trọng bậc nhất, được ví như 'yết hầu' trên tuyến lửa mà địch quyết liệt ngăn chặn hòng cắt đứt con đường vận tải, tiếp tế về mọi mặt của hậu phương miền Bắc cho chiến trường Điện Biên Phủ.
Đã nhiều năm nay do không được chú trọng đầu tư tu bổ nên Di tích lịch sử quốc gia bến Âu Lâu bị xuống cấp trầm trọng.