Vào hôm 24/5, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar cảnh báo rằng, 'điều tồi tệ nhất' về việc thiếu dầu và khí đốt vẫn chưa xảy ra ở châu Âu. Đồng thời theo ông, một mùa đông ấm áp đã giúp ngăn chặn những khó khăn lớn trong những tháng gần đây.
Giám đốc IEA nhận thấy giá dầu có thể tăng trong nửa cuối năm; Sinopec có 5% cổ phần trong dự án LNG khổng lồ của Qatar...
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất nước này, đang trong giai đoạn cuối của việc hoàn tất một thỏa thuận nhập khẩu LNG dài hạn với Qatar, các nguồn thạo tin nói với Reuters.
Từ hôm 29/1 trở đi, Qatar sẽ tham gia hợp tác với liên doanh giữa hai gã khổng lồ dầu khí TotalEnergies (Pháp) và Eni (Ý) để tiến hành thăm dò hydrocarbon từ một lô khí đốt ở vùng biển phía nam Lebanon, giáp biên giới với Israel.
Ngày 14/1, Bộ Năng lượng Qatar dự báo các nước châu Âu cuối cùng sẽ tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga với mức cao hơn, đồng thời cảnh báo rằng sự biến động của thị trường có thể kéo dài trong nhiều năm.
Theo báo Bild của Đức, ngày 29/11, Bộ Năng lượng Qatar bất ngờ thông báo nước này đã đạt được thỏa thuận cung cấp khí đốt với Đức.
Thương vụ sẽ được triển khai từ năm 2026 và kéo dài trong 15 năm, tuy nhiên Qatar sẽ không bán khí đốt trực tiếp cho Đức mà Công ty năng lượng Mỹ ConocoPhillips sẽ là đơn vị trung gian.
Đức, quốc gia đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã cam kết 'đẩy nhanh' việc xây dựng hai terminal khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), một phần trong khuôn khổ của thỏa thuận năng lượng dài hạn với Qatar, Bộ Năng lượng Qatar thông báo.