Các lực lượng an ninh Iraq cho biết, một số rocket đã rơi vào vùng Xanh ở thủ đô Baghdad ngày 28/9, khiến 7 nhân viên an ninh bị thương. Vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh Quốc hội Iraq đang tiến hành phiên họp đầu tiên trong hai tháng qua.
Bộ Ngoại giao Iraq triệu Đại sứ Iran để phản đối các vụ tấn công của nước láng giềng Iran vào phe ly khai người Kurd ở miền bắc Iraq khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 32 người khác bị thương.
Hãng thông tấn nhà nước Iraq cho biết Bộ Ngoại giao Iraq ngày 28/9 đã triệu Đại sứ Iran tại Baghdad tới để trao công hàm phản đối liên quan tới các vụ tấn công của Iran vào các thành phố Erbil và Sulaimaniya thuộc khu tự trị người Kurd ở miền Bắc nước này. Giới chức Iraq cho biết cuộc tấn công của Iran đã khiến 9 người thiệt mạng.
Ngày 26/8, khi đoàn xe của Đại sứ quán Australia tại Iraq đi qua khu vực Vùng Xanh tại Baghdad thì bất ngờ một chiếc xe trong đoàn phát nổ.
Một quan chức an ninh của Iraq cho hay trong khi một đoàn xe của Đại sứ quán Australia đang đi qua Vùng Xanh được bảo vệ nghiêm ngặt tại Baghdad của Iraq, thì một thiết bị nổ tự chế đã phát nổ.
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi dẫn nguồn tin an ninh khu vực cho biết một thiết bị nổ tự chế phát nổ ở Vùng Xanh của Baghdad hôm 26/8 đã khiến một xe của Đại sứ quán Australia tại Iraq bị hư hại nhẹ, song không gây ra bất kỳ thương vong nào.
Hôm nay (20/7), truyền thông Iraq đưa tin về việc Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một cuộc không kích ở miền Bắc Iraq, khiến 31 người thương vong.
Sau 2 năm 'im ắng', ngày 18-4, phía Bắc Iraq lại rung chuyển vì cuộc tiến công trên bộ xuyên biên giới của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Với sự tham gia của pháo binh, chiến đấu cơ, trực thăng, máy bay không người lái mở đường, các lực lượng biệt kích Thổ Nhĩ Kỳ nhắm thẳng vào căn cứ của Đảng Công nhân Kurdistan (PKK) nằm trong lãnh thổ Iraq - một quốc gia có chủ quyền.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một chiến dịch quân sự mới cả trên không và trên bộ nhằm vào các tay súng người Kurd ở miền Bắc Iraq vào ngày 18/4, Baghdad ngay lập tức có phản ứng mạnh mẽ.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định chiến dịch quân sự do nước này phát động ở miền Bắc Iraq không nhằm chiếm đóng lãnh thổ quốc gia láng giềng mà chỉ nhằm bảo vệ an ninh biên giới.
Ngày 19/4, Iraq đã triệu tập Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ để phản đối hành động quân sự do Thổ Nhĩ Kỳ phát động ở miền Bắc nước này.
Các cuộc biểu tình phản đối biến thành bạo lực đường phố tại một số thành phố kể từ ngày 14/4 vừa qua đã làm 26 cảnh sát và 14 dân thường bị thương.
3 người biểu tình và hơn 10 cảnh sát bị thương trong chuỗi bạo lực xảy ra khi nhiều người ở Thụy Điển phản đối kế hoạch bài Hồi giáo cực đoan của một nhóm cực hữu.
Iran đã lên tiếng nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công tên lửa hôm Chủ nhật vào thành phố Arbil, miền bắc Iraq, nói rằng họ nhắm mục tiêu vào một 'trung tâm chiến lược' của Israel và cảnh báo sẽ có thêm các cuộc tấn công.
Iran nhận trách nhiệm vụ phóng hàng chục tên lửa xuống các mục tiêu gần khu phức hợp lãnh sự quán Mỹ phía bắc Iraq.
Trong một tuyên bố, chính phủ Irắc vừa yêu cầu Iran giải thích một cách 'thẳng thắn và rõ ràng' thông qua các kênh ngoại giao về vụ tấn công tên lửa đạn đạo nhằm vào miền Bắc Iraq ngày 13/3.
Liên minh châu Âu (EU) đã kịch liệt lên án vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào thành phố Erbil, thủ phủ khu tự trị của người Kurd ở miền Bắc Iraq.
12 tên lửa đạn đạo được bắn vào Erbil từ bên ngoài biên giới Iraq sáng 13/3 theo giờ địa phương, trong đó nhiều tên lửa đã rơi xuống khu vực gần Lãnh sự quán Mỹ và Đài truyền hình Kurdistan 24.
Yemen vẫn nóng khi tình hình chiến sự tiếp tục diễn biến căng thẳng, song Iran-Saudi Arabia đang triển khai các nỗ lực ngoại giao cần thiết.
Đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) vừa trao công hàm đến Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi tuyên bố xóa tên Iraq khỏi danh sách quốc gia có nguy cơ cao trong lĩnh vực rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iraq Ahmed Al-Sahaf Chính phủ Iraq đã đưa hơn 3.500 người tị nạn từ biên giới Ba Lan-Belarus về nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông. Bộ Ngoại giao Iraq vừa thông báo đã đưa 417 công dân nước này mắc kẹt tại Belarus về nước.
Chính phủ Belarus ngày 18-11 thông báo đã dẹp trại di cư tại biên giới Belarus - Ba Lan, giúp hạ nhiệt điểm nóng khiến căng thẳng leo thang khắp châu Âu những ngày qua.
Biên giới Belarus - Ba Lan đã trở thành tâm điểm của châu Âu những ngày vừa qua, sau khi hàng chục nghìn người di cư Trung Đông mắc kẹt tại khu vực này. Tuy nhiên, ngày 18/11 (giờ Việt Nam), giới chức Belarus đã dùng xe buýt đưa người di cư rời khu lều tạm ở biên giới tới nơi có điều kiện hậu cần tốt hơn.
Theo đề xuất của Belarus, Liên minh châu Âu EU sẽ tiếp nhận 2.000 người di cư, trong khi Minsk sẽ đưa 5.000 người khác hồi hương về nước.
Hàng trăm người Iraq cắm trại suốt nhiều tuần qua tại biên giới lạnh giá giữa Belarus và Liên minh châu Âu (EU) hôm nay (18/11) đã lên máy bay về nước.
Những gì đang diễn ra ở biên giới Belarus - Ba Lan cho thấy câu chuyện người di cư đã và đang là vấn đề nhức nhối của Liên minh châu Âu (EU).
Sống sót sau vụ ám sát ngày 7/11, Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kazimi tuyên bố ông biết rõ hung thủ, hứa sẽ tiết lộ danh tính và đưa chúng ra trước công lý, cũng như những kẻ đã giết một sĩ quan Cục Tình báo Quốc gia vào tháng 6 vừa qua.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iraq cho rằng quan hệ đối tác kinh tế được gọi là dự án 'Phương Đông mới' hướng tới phối hợp kinh tế chứ không nhắm tới bất cứ bên nào khác.
Iran ngày 27/2 lên án việc Mỹ không kích ở Syria ngày 26/2. Đồng thời, nước này phủ nhận các cáo buộc tấn công mục tiêu Mỹ ở Iraq.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, truyền thông khu vực ngày 13/8 đưa tin Bộ Ngoại giao Iraq đã lên tiếng kêu gọi các đồng minh Arab giúp thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ rút quân đội khỏi lãnh thổ nước này trong bối cảnh Ankara liên tục triển khai các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng người Kurd ở miền Bắc Iraq.
Bộ Ngoại giao Iraq đã triệu Đại sứ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ tại Baghdad, Fatih Yildiz, để phản đối 'các vụ xâm phạm liên tiếp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ'.
Bộ Ngoại giao Iraq thông báo hủy chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đến nước này, còn Bộ Ngoại giao Iraq cũng triệu Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq đến để trao công hàm phản đối.
Ngày 23/7, Bộ Ngoại giao Iraq đã kịch liệt chỉ trích chiến dịch mà Thổ Nhĩ Kỳ đang triển khai ở khu vực bán tự trị của người Kurd thuộc Iraq, cho rằng, chiến dịch này không có bất kỳ sự phối hợp nào với phía Baghdad.
Iraq cho biết sẽ phối hợp tư pháp với Iran để khởi kiện các quan chức của Mỹ liên quan đến vụ không kích sát hại Thiếu tướng Qassem Soleimani hồi đầu năm nay.
Mới đây, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, nước này đã triển khai các lực lượng đặc nhiệm, dưới sự yểm trợ của không quân và pháo binh, tới miền Bắc Iraq trong một chiến dịch chống lại phiến quân của Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ mới đây cho biết, các 'anh hùng đặc nhiệm' của Ankara ngày 20-6 đã được tăng cường tới miền Bắc Iraq như một phần của Chiến dịch mang tên 'Vuốt Cọp', đang nhắm vào Đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà Ankara coi là nhóm khủng bố.
Sáng 19/6, Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một cuộc không kích tại khu vực của người Kurd ở miền Bắc Iraq, khiến 1 người thiệt mạng.
Trong khuôn khổ chiến dịch mang tên Móng vuốt Đại bàng, lực lượng đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ được không quân đưa tới khu vực Haftanin với sự yểm trợ của trực thăng chiến đấu.