Lũ trên sông Gâm ở Cao Bằng lên cao

Lũ trên sông Gâm đang dâng cao trên mức báo động 3, nguy cơ ngập lụt vùng trũng thấp các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng.

Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó bão KOINU

Ban Chỉ huy Phòng Chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương rà soát, thông báo cho chủ tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh.

Hà Tĩnh: Chủ động ứng phó thiên tai, bảo vệ các vị trí trọng yếu trên tuyến đê La Giang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các địa phương, đơn vị cần tập trung cao cho công tác phòng chống thiên tai (PCTT) và tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PCTT đến tận từng hộ dân, người dân.

Chủ động ứng phó thiên tai, bảo vệ các vị trí trọng yếu trên tuyến đê La Giang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai và bảo vệ các vị trí trọng yếu tuyến đê La Giang.

Huyện Lương Sơn: Chủ động ứng phó với thiên tai, mưa lũ

Trước tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, UBND huyện Lương Sơn đã chỉ đạo các cấp, ngành, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng phương án ứng phó theo phương châm '4 tại chỗ', hạn chế thấp nhất rủi ro và thiệt hại.

Bình Dương: Chú trọng công tác bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi

Nhằm bảo đảm an toàn đập hồ chứa trong mọi tình huống trong mùa mưa 2023, Bình Dương đã và đang tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, đột xuất các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai trong dịp Tết

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh vừa ban hành công văn số 10/BCH - VP về việc chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai trong dịp Tết Quý Mão năm 2023.

Ứng phó với rét đậm, rét hại, sương muối, giảm thiểu thiệt hại

Ngày 13/12, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh có Công điện số 172/CĐ-BCH về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, sương muối, giảm thiểu thiệt hại.

Ứng phó, giảm thiểu thiệt hại thiên tai những tháng cuối năm

Tính từ đầu năm đến giữa tháng 9/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như: dông, lốc, mưa lớn cục bộ, rét đậm, rét hại gây mưa vừa, mưa lớn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét... Đặc biệt, đã xuất hiện 13 đợt mưa lớn diện rộng và 9 ngày mưa vừa diện rộng. Tổng lượng mưa phổ biến nhiều hơn trung bình nhiều năm từ 41 - 471 mm và nhiều hơn cùng kỳ năm trước từ 12 -573 mm. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã tích cực, chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả. Tuy vậy, thiên tai vẫn gây ra thiệt hại lớn trên địa bàn 10 huyện, thành phố, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của người dân.

Tuyệt đối không chủ quan trước mưa lớn do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4

Để chủ động ứng phó với mưa lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương phải theo dõi sát tình hình diễn biến thời tiết, sẵn sàng mọi phương án, kế hoạch ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho Nhân dân.

Triển khai các biện pháp bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân trước ảnh hưởng bão số 4

Đánh giá bão số 4 rất mạnh, dù Hà Tĩnh không nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp khi bão đổ bộ vào đất liền nhưng dự báo sẽ gây mưa lớn trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương không được chủ quan, lơ là, triển khai ngay các biện pháp để bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân.

Sẵn sàng ứng phó với bão số 4

Trong sáng và chiều 25/9, ngư dân trong tỉnh hối hả đưa tàu thuyền vào nơi trú tránh bão số 4. Các đơn vị thi công công trình ven biển cũng khẩn trương triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho công trình.

TP Hòa Bình: Sạt lở nghiêm trọng khu vực chân cầu Đen

Từ đêm 7/9 đến ngày 9/9, trên địa bàn TP Hòa Bình có mưa to, kéo dài đã gây sạt lở nghiêm trọng khu vực thượng, hạ lưu cầu Đen và đoạn kè bảo vệ khu vực chuyển tiếp đê Đà Giang và đê Quỳnh Lâm (phường Đồng Tiến). Hiện nay, tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục xảy ra, đe đọa đến cuộc sống của một số hộ dân sinh sống hai bên bờ suối.

Huyện Lương Sơn nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ

Từ 8 giờ ngày 8/9 đến 11 giờ 30 phút ngày 9/9, tại huyện Lương Sơn có mưa to với tổng lượng mưa đo được 293.1mm, mực nước sông Bùi cao nhất là 2.351cm (lúc 14 giờ 00 phút ngày 8/9) cao hơn mức báo động 3 là 1cm đo được tại Trạm Khí tượng thủy văn Lâm Sơn. Mưa lớn đã khiến huyện Lương Sơn chịu tổn thất nặng nề, tổng thiệt hại ước trên 50 tỷ đồng. Đặc biệt, đã có 1 người chết do bị nước lũ cuốn trôi.

Phú Thọ mưa lớn diện rộng, lượng mưa cao nhất 154,8mm

Do ảnh hưởng của Bão số 3, từ chiều 25/8 đến 26/8 miền Bắc mưa dông diện rộng. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ ngày 25/8 đến sáng 26/8 đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa từ 42mm - 154,8mm. Trong đó một số địa phương có lượng mưa trên 100mm gồm xã Tân Minh, huyện Thanh Sơn 154,8mm; xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy 142,4mm; thành phố Việt Trì 132,8mm; xã Dị Nậu, huyện Tam Nông 131,4mm...

Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Bão số 2 tan nhanh nhưng hậu quả để lại vô cùng nặng nề. Sau hơn 2 ngày mưa như trút nước do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão đã gây tổn thất nặng nề trên địa bàn 9/10 huyện, thành phố trong tỉnh với giá trị thiệt hại lên đến cả tỷ đồng. Đặc biệt đã có tổn thất lớn về người khi có tới 3 người chết, 2 người mất tích, tất cả đều do đuối nước và lũ cuốn trôi.

Công ty ĐHĐ tổ chức Hội nghị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022

Ngày 21/7, Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (ĐHĐ) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 và Phương hướng, nhiệm vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022.

Hà Tĩnh sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ Trung ương trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai

Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng tại cuộc làm việc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 tại tỉnh Hà Tĩnh.

Công ty ĐHĐ kiểm tra hiện trạng dòng chảy sông La Ngà trước mùa mưa năm 2022

Trong các ngày từ 9 đến 10/6, Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (ĐHĐ) đã phối hợp với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh Bình Thuận và các huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh tiến hành kiểm tra hiện trạng dòng chảy sông La Ngà.

Xử lý nhanh sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt

Thời tiết đang diễn biến phức tạp, khó lường, cơ quan khí tượng cảnh báo lũ quét, trượt sạt tại nhiều khu vực như Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, TP Hòa Bình… nguy cơ cao xảy ra trượt sạt, ngập úng, ách tắc giao thông.

Hà Nội: Quân đội cùng nhân dân chung tay chống lũ, bảo vệ lúa xuân

Nước lũ trên sông Tích lên cao, lực lượng quân đội cùng nhân dân xã Đông Yên (Quốc Oai) chung tay đắp những bao tải cát, sỏi phòng lũ, bảo vệ vụ lúa xuân cho người dân.

Hà Nội: Báo động lũ trên sông Tích

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa hỏa tốc phát lệnh báo động lũ trên sông Tích.

Người dân xóm Rổng Vòng thấp thỏm sống trong nỗi lo sạt lở

Bất an, lo lắng là tâm trạng chung của 41 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đồi Lủ Thao, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Cứ khi trời mưa, từ người già tới trẻ nhỏ lại sẵn sàng tư trang di dời để đảm bảo an toàn tính mạng.

Chủ động các biện pháp ứng phó với thiên tai

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hội tụ gió trên mức 1.500m nên từ đêm ngày 15/4 đến ngày 18/4, trên địa bàn tỉnh có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến 40 -70mm/đợt, có nơi trên 80mm/đợt; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chủ động ứng phó với lốc, sét, mưa đá, rét đậm, rét hại

Ngày 12/2, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh ban hành Công văn số 16/BCH-VP về việc chủ động ứng phó với lốc, sét, mưa đá, rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.

Không để bị động trước các tình huống thiên tai có thể xảy ra trong dịp Tết

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm 28/1 đến ngày 3/2 (đêm 26 tháng Chạp đến mồng 2 Tết), các tỉnh miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh với cường độ mạnh, gây mưa, mưa rào và có nơi có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to (tập trung trong đêm 28, ngày 29/1). Trong mưa dông đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ ngày 29/1, trời chuyển rét đậm, rét hại, riêng vùng núi cao cần đề phòng băng giá và mưa tuyết. Nhiệt độ cao nhất 14-18 độ; thấp nhất 10-13 độ, vùng núi 7-10 độ, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ. Trên địa bàn tỉnh dự báo cũng chuyển mưa, rét từ đêm 26 tháng Chạp và rét kéo dài liên tục trong những ngày Tết.

Khẩn trương ứng phó với rét đậm, rét hại

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, từ ngày 26 - 28/12, trên địa bàn tỉnh xảy ra đợt rét đậm, rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay, với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10 - 13oC. Loại hình thiên tai này rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em và ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt.

Chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại mùa Đông 2021-2022

Ngày 9/11, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh ban hành Công văn số 220/CV-BCH về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại mùa Đông 2021-2022.

Cần Đước đề phòng thiên tai vào thời điểm cuối năm

Trên địa bàn huyện Cần Đước, tỉnh Long An có 2 sông lớn đổ ra sông Soài Rạp là sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát. Những tháng cuối năm là thời điểm bị ảnh hưởng nhiều bởi giông bão và mưa lớn, thủy triều dâng cao, vì vậy, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) huyện tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời dự báo, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cũng như ổn định tình hình sản xuất của người dân.

Chủ động phối hợp phòng, chống thiên tai

Ngày 06/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTT và Luật Đê điều (gọi tắt là Nghị định 66).

Huyện Cao Phong huy động lực lượng tại chỗ để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa bão

Do ảnh hưởng của mưa bão liên tục trong nhiều ngày qua, khu vực nhà anh Nguyễn Văn Quang ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) có nguy cơ bị đất đá sạt lở gây mất an toàn. Ngay khi phát hiện, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) xã Bình Thanh đã khẩn trương huy động lực lượng dân quân cơ động của xã cùng hàng chục người dân trong xóm đến hỗ trợ, vận động gia đình khẩn trương di dời đến địa điểm an toàn.

Dự báo những tháng cuối năm, thiên tai diễn biến phức tạp

Tháng 7 và tháng 8/2021, trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra một số hiện tượng như sạt lở bờ sông, gió xoáy, giông lốc và cá biệt có mưa đá làm thiệt hại một số tài sản và hoa màu của người dân. Dự báo trong tháng 10/2021, mực nước lũ và triều cường trên các sông sẽ lên cao.

Thủy điện Đồng Nai 3 nỗ lực giảm lũ vùng hạ du

Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 đã nỗ lực góp phần cắt giảm và phòng chống lũ cho vùng hạ du trong việc điều tiết hợp lý lưu lượng xả lũ.

EVNGENCO1: Hồ Đơn Dương góp phần giảm lũ vùng hạ du

Ngày 29 và 30-11, với lưu lượng xả tối đa 500 m3/s, trong khi lưu lượng đỉnh lũ về hồ đạt 691,9 m3/s, hồ Đơn Dương (Lâm Đồng) đã góp phần cắt khoảng 30% lưu lượng đỉnh lũ.

Sau 11h đồng hồ, Thủy điện Đăk Mi 4 cắt được trận lũ lịch sử

Sau 11h đồng hồ, từ 15h45 ngày 28/10 đến 2h30 ngày 29/10, công trình thủy điện Đăk Mi 4 đã cắt được trận lũ lịch sử với lưu lượng nước về hồ rất lớn, lên tới 15.571,47 m3/s.

Hà Tĩnh: Bão số 5 gây thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng

Mặc dù không phải là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 5 nhưng do ảnh hưởng mưa lớn của hoàn lưu do bão và lốc xoáy đã khiến 1 người tử vong, gây thiệt hại về tài sản, hoa màu… Ước tính thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng.