Thời điểm tắt sóng 2G trên toàn quốc đang đến gần, các nhà mạng gấp rút triển khai các giải pháp thực hiện lộ trình này.
Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông – TT&TT), từ ngày 1/3, điện thoại 2G (thường được gọi là điện thoại cục gạch) nhập lậu sẽ không được hòa mạng mới. Đây là lộ trình tiến tới tắt sóng 2G vào tháng 9/2024.
Mặc dù phải đến tháng 9-2024 mới là thời điểm tắt sóng 2G, nhưng ngay từ đầu năm 2024, các nhà mạng đã triển khai chương trình truyền thông, chính sách ưu đãi vượt trội để thúc đẩy thuê bao chuyển sang dùng máy 4G.
Việc tắt sóng 2G sẽ ảnh hưởng tới các thuê bao đang sử dụng điện thoại 2G của tất cả các nhà mạng, tức các thuê bao đang sử dụng điện thoại 2G sẽ bị ngưng kết nối, không thể liên lạc. Tuy nhiên, đại diện các nhà mạng cho biết, những người đang dùng điện thoại 2G yên tâm sử dụng, không có chuyện ngắt liên lạc đột ngột ở thời điểm này.
Thương mại hóa 5G vào năm 2024 có thành công hay không phụ thuộc vào việc xây dựng hệ sinh thái cho người dùng ngay từ bây giờ.
Các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, MobiFone, VNPT cho biết, sau một thời gian thử nghiệm hiện đã sẵn sàng tham gia đấu giá tần số 5G cũng như chuẩn bị chất lượng hạ tầng mạng lưới, phương án kinh doanh… để tiến tới thương mại hóa 5G.
Các nhà mạng lớn đều đánh giá những lợi ích mà công nghệ 5G mang lại và đã sẵn sàng để thương mại hóa 5G tại Việt Nam.
Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam sẽ tài trợ 400.000 máy điện thoại để hỗ trợ đối tượng thuộc diện ưu tiên như vùng sâu xa, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong việc chuyển đổi sang công nghệ mới.
Việc tắt sóng 2G có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế số của đất nước, song để thực hiện cũng là không hề dễ dàng với chính các nhà mạng, trong đó thách thức nhất là bài toán nguồn lực, chi phí hỗ trợ để người dân thực hiện chuyển đổi.
Theo kế hoạch tắt sóng 2G, các dòng điện thoại phổ thông công nghệ 2G tại Việt Nam sẽ không còn sử dụng được từ tháng 9/2024.
Chủ trương dừng 2G, tiến tới dừng 3G sẽ là nội dung trong kế hoạch giai đoạn 2023-2026.