Những năm qua, Việt Nam thể hiện là thành viên có trách nhiệm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong khu vực ASEAN. Qua đó, nâng cao vị thế, vai trò của Hải quan Việt Nam, một cơ quan thành viên thuộc trụ cột Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, phát huy vai trò tiên phong trong khu vực ASEAN, Hải quan Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn và khẳng định vị thế.
Trong quý I/2024, các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế tiếp tục được Hải quan Việt Nam triển khai một cách chủ động, có kế hoạch. Đáng chú ý, thời điểm này, Hải quan Việt Nam đang gấp rút hoàn thành các kế hoạch cho Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN (ADGCM) lần thứ 33 sẽ diễn ra vào tháng 6 tới đây tại Phú Quốc (Kiên Giang).
Năm 2024, Hải quan Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch tổ chức đăng cai Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 dự kiến tổ chức vào tháng 6. Trên cương vị chủ tịch, Hải quan Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy, giữ vai trò kết nối các nước thành viên để tiếp tục triển khai và hoàn thành các sáng kiến hợp tác hải quan quan trọng.
Theo Bộ Tài chính, việc quy định áp thuế 50% với thuốc lá điện tử và sản phẩm liên quan nhằm hạn chế những tác động tiêu cực khi được cấp quyền lưu hành.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 (AKFTA) theo quy định tại dự thảo nghị định vừa được hoàn thiện. Theo đó, khoảng hơn 2.000 dòng thuế có ưu đãi thay đổi (cao hơn hoặc thấp hơn) so với mức ưu đãi hiện hành tại Biểu thuế AKFTA ban hành kèm theo Nghị định số 119/2022//NĐ-CP.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN (RCEP) góp phần tạo ra động lực tăng trưởng mới cho thương mại quốc tế và hình thành các chuỗi cung ứng mới.
Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu 'giảm 20% số lô hàng phải lấy mẫu phân tích, phân loại' nhằm tạo thuận lợi tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Nghị định 26 vừa được ban hành sửa đổi các biểu thuế nhằm hài hòa lợi ích giữa tiêu dùng trong nước và thương mại. Nổi bật là áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu thấp hơn với các mặt hàng sản xuất dư thừa trong nước để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất DAP, NPK...
Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, tại Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023, Chính phủ đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về biểu thuế, thuế suất thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Thuế quan hàng hóa ASEAN - Trung Quốc quy định theo Hiệp định ACFTA giai đoạn 2023 - 2027 vào khoảng 3,05%.
Theo lộ trình cắt giảm thuế quan ASEAN - Trung Quốc, mức thuế suất bình quân cho giai đoạn 2023 - 2027 tính trên tổng biểu thuế vào khoảng 3,05%.
Chi Lê là một trong những đối tác có quan hệ kinh tế quan trọng của Việt Nam tại khu vực Mỹ La tinh. Sau hơn 9 năm đi vào thực hiện, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê (VCFTA) đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã tận dụng được các ưu đãi thuế quan mà hiệp định mang lại trong xuất nhập khẩu hàng hóa.
Chính phủ vừa ban hành 15 nghị định quy định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các hiệp định thương mại, hiệp định đối tác kinh tế.Danh mục 15 nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Nửa năm qua, công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu đã được ngành Hải quan thực hiện hiệu quả, góp phần thu đúng, đủ và chống thất thu ngân sách nhà nước, khắc phục kịp thời hạn chế trong thực tiễn quản lý thuế. Đặc biệt, từng bước giải quyết khó khăn vướng mắc và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN với lộ trình dài nhất vào năm 2024.
Theo danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN 2022 (AHTN 2022) thay đổi theo Hiệp định hải quan ASEAN, Bộ Tài Chính tiếp tục đưa ra dự thảo thay đổi biểu thuế đặc biệt đối với các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại ACFTA.
Nhằm tiếp tục triển khai cam kết cho giai đoạn từ năm 2022, tuân thủ Hiệp định hải quan ASEAN liên quan đến việc áp dụng Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN (AHTN) phiên bản 2022 của ASEAN và Danh mục hài hòa mô tả, mã hóa hàng hóa phiên bản 2022 của Tổ chức Hải quan thế giới, Bộ Tài chính đã tiến hành chuyển đổi biểu thuế ACFTA từ AHTN 2017 sang AHTN 2022, làm cơ sở ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2027.
Theo dự thảo Nghị định, 85,4% số dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) giai đoạn 2022 – 2027 dự kiến vào khoảng 85,4 % số dòng thuế sẽ được xóa bỏ.
Theo cam kết trong Hiệp định ATIGA, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN với lộ trình dài nhất vào năm 2024.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định VKFTA).
Theo thông lệ của Tổ chức Hải quan thế giới, sau 5 năm Việt Nam sẽ cần điều chỉnh biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 1 lần với các FTA. Năm 2022 đến hạn điều chỉnh biểu thuế, vì vậy Bộ Tài Chính mới đây đã công bố dự thảo thay đổi biểu thuế ưu đãi với một số FTA.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á-Âu và các nước thành viên (gọi tắt là Hiệp định Việt Nam - EAEU FTA) giai đoạn 2022 - 2027.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Cuba giai đoạn 2022 - 2027 gồm 618 dòng thuế Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 (Danh mục AHTN 2022) ở cấp độ 8 số. Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Thuế suất trung bình năm 2022 là 2,4%; Thuế suất trung bình giai đoạn 2023 - 2027 là 2,1%.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Cuba giai đoạn 2022 - 2027.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2022-2027 (ACFTA). Theo đó, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong ACFTA giai đoạn 2022 – 2027 dự kiến vào khoảng 85,4 % số dòng thuế.
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã hoàn thành việc soạn thảo dự thảo thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để thay thế các danh mục hiện hành và gửi xin ý kiến rộng rãi.