Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính, việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể khiến giá mặt hàng này trên toàn cầu tăng 10-15%.
Nga-Iran thắt chặt hợp tác năng lượng, đàm phán sử dụng nội tệ trong giao dịch; Mỹ lạc quan về việc đạt thỏa thuận trần nợ công, Kiev hoan nghênh Moscow gia hạn thỏa thuận ngũ cốc, Nhật Bản liên tiếp đón tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solsky cho biết điều kiện tiên quyết để tiến hành các cuộc đàm phán tại Vácsava ngày 17/4 đó là cần đảm bảo nối lại hoạt động quá cảnh lương thực và ngũ cốc của nước này qua Ba Lan.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Âu, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 16/4 tuyên bố các hành động đơn phương liên quan đến thương mại của từng quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) là không thể chấp nhận được.
Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) cho rằng, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, hợp tác quốc tế vẫn cần thiết và có giá trị, điều này có thể thực hiện được.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 22/2, Thứ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine Yuriy Vaskov tuyên bố Chính phủ Ukraine trong tuần này sẽ đề xuất với Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn thỏa thuận ngũ cốc thêm ít nhất một năm.
Nga tiếp tục hợp tác với Liên hợp quốc (LHQ) để đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới, tuy nhiên cần điều chỉnh Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen nhằm đảm bảo có thêm nguồn cung lương thực đến các nước nghèo nhất trên thế giới ở châu Á và châu Phi. Đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin đưa ra tại cuộc họp báo sau các cuộc tham vấn chính trị giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/12 tại Istanbul.
Ngày 29/11, Hàn Quốc công bố kế hoạch đóng góp 3 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Chương trình lương thực thế giới, theo đó cung cấp ngũ cốc của Ukraine cho các nước gặp khó khăn do đói nghèo và hạn hán.
Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, vốn sẽ hết hạn vào ngày 19/11, sẽ được kéo dài thêm 4 tháng 'theo các điều khoản hiện hành.' LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đóng vai trò là các bên bảo trợ cho thỏa thuận này.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề nhân đạo kiêm Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 15/11 bày tỏ lạc quan về triển vọng tiếp tục duy trì Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sau khi gặp gỡ các phái đoàn Nga và Ukraine tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Liên hợp quốc tiếp tục kêu gọi các bên thể hiện thiện chí thực hiện sáng kiến ngũ cốc Biển Đen và tạo điều kiện để các tàu chở ngũ cốc di chuyển kịp thời, an toàn và thông suốt.
Theo hãng thông tấn TASS, ngày 2/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Moskva sẽ tham gia trở lại thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sau khi nhận được cam kết đảm bảo bằng văn bản của Ukraine rằng không sử dụng các hành lang nhân đạo và các cảng biển của nước này cho các hoạt động quân sự chống lại Nga.
Nga giải thích việc nước này đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine xuất phát từ hành động bất cẩn của Kiev đồng thời nhấn mạnh những chỉ trích mà phương Tây nói về quyết định của Nga là không chính đáng.
Moskva đã quyết định ngừng việc tham gia thỏa thuận xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp từ các cảng của Ukraine bên bờ Biển Đen sau cuộc tấn công nhằm vào các tàu Nga tại bán đảo Crimea.
Quan chức điều phối của Liên hợp quốc (LHQ) về Sáng kiến Biển Đen để xuất khẩu ngũ cốc Ukraine, ông Amir Abdulla, đã kêu gọi các bên tham gia thỏa thuận trên đẩy nhanh quá trình kiểm tra để giảm bớt tình trạng các tàu chở ngũ cốc bị tồn đọng.
Các Bộ trưởng từ Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Liên minh châu Phi (AU) và Tây Ban Nha đã gặp nhau để bàn về tình trạng thiếu lương thực - vốn được coi là nhân tố chính dẫn đến xung đột và bất ổn.
Ukraine đã mất gần 15% lượng ngũ cốc dự trữ do xung đột, đe dọa vai trò là nhà cung cấp lương thực chính cho thế giới.
Trung tâm điều phối chung (JCC) có trụ sở tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 11/9 đã cho phép 4 tàu hàng khác chở tổng cộng 64.657 tấn lương thực rời các cảng biển ở Ukraine.
Tàu Safeer Aga chở 3.300 tấn đậu nành rời cảng Odesa, 2 tàu North Stark, Sally M chở 27.500 tấn lúa mỳ và 6.857 tấn ngô tới Tây Ban Nha và Liban, trong khi tàu Hadar sẽ rời cảng Yuzhne tới Italy.
Phía Pháp cho biết sẽ ký thỏa thuận với Romania cho phép Ukraine xuất khẩu thêm nhiều ngũ cốc sang châu Âu và các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước ở Địa Trung Hải 'đang cần lương thực.'
Ngày 30/8, người phát ngôn Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết sau 2 tuần rời cảng Biển Đen ở Ukraine, tàu Brave Commander chở 23.000 tấn ngũ cốc của nước này đã cập cảng tại Djibouti nhằm cung cấp cho khoảng 22 triệu người đang đứng trước nguy cơ thiếu ăn ở vùng Sừng châu Phi.
Được đánh giá là điểm sáng trong bối cảnh nguy cơ về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng gia tăng, nên thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được các bên liên quan đặt nhiều kỳ vọng.
Trong báo cáo mới công bố, Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ có thêm gần 20 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo cùng cực trong năm nay, do ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine và giá lương thực tăng cao. Ước tính, số người có mức sống dưới 1,9 USD/ngày trên thế giới trong năm 2022 lên đến 676,5 triệu người. Liên hợp quốc nêu rõ, xung đột ở Ukraine khiến giá lương thực, nhiên liệu và phân bón tăng vọt, khiến chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu tiếp tục gián đoạn. Báo cáo được đưa ra khi quan ngại gia tăng về thiếu hụt nguồn cung lương thực ở châu Phi, nơi phụ thuộc lớn vào ngũ cốc từ Ukraine.
Ngày 16/8, dữ liệu của công ty phân tích Refinitiv Eikon cho thấy, tàu Brave Commander đã rời cảng Pivdennyi của Ukraine, chở theo 23 nghìn tấn lúa mì - lô hàng viện trợ lương thực nhân đạo đầu tiên từ Ukraine tới châu Phi kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này hồi tháng 2 vừa qua.
Theo Thứ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine Yuriy Vaskov, trong tháng 9 tới, Ukraine có thể xuất khẩu 3 triệu tấn ngũ cốc từ các cảng của nước này và trong tương lai có thể xuất khẩu 4 triệu tấn/tháng.
Dữ liệu của Refinitiv Eikon ngày 16/8 cho thấy tàu Brave Commander đã rời cảng Pivdennyi của Ukraine, mang theo 23.000 tấn lúa mì - lô hàng viện trợ lương thực nhân đạo đầu tiên từ Ukraine tới châu Phi, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại nước này hồi tháng 2 vừa qua.
Chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine, xuất phát cách đây hai tuần theo thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Ukraine và Nga ký hồi tháng Bảy vừa qua, đang đến gần cảng Tartous ở Tây Bắc Syria.
Chủ tịch Quốc hội Hungary lên án các lệnh trừng phạt Nga của Liên minh châu Âu (EU), đồng thời dự đoán hậu quả của những biện pháp đó là sự tàn phá kinh tế.