Hàn Quốc hy vọng chính thức gia nhập DEPA trong năm nay

DEPA kêu gọi thiết lập các quy tắc chính về các vấn đề thương mại kỹ thuật số, chẳng hạn như danh tính kỹ thuật số, luồng dữ liệu xuyên biên giới và trí tuệ nhân tạo.

Giải quyết nguyên nhân gốc rễ vấn đề người di cư

Mỗi năm có hàng trăm nghìn người di cư trái phép từ các nước Trung Mỹ, qua lãnh thổ Mê-hi-cô vào Mỹ. Chính quyền Tổng thống G.Bai-đơn đang tích cực thảo luận cùng các đối tác khu vực để tìm giải pháp cho tình trạng bất ổn kinh tế - xã hội, nguyên nhân chủ yếu của di cư trái phép vào Mỹ.

Theo tin nước ngoài và TTXVN, Mỹ đã đệ đơn khiếu nại về những động thái của Ca-na-đa với các sản phẩm bơ sữa theo Hiệp định Thương mại Mỹ - Mê-hi-cô - Ca-na-đa (USMCA). Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết, sau khi các cuộc đàm phán không giải quyết được vấn đề nêu trên, Đại diện Thương mại Mỹ C.Tai đã kêu gọi thành lập một ủy ban giải quyết tranh chấp theo USMCA. Bà nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ G.Bai-đơn là thực thi đầy đủ USMCA và bảo đảm các lợi ích của người lao động Mỹ. Dự kiến, ủy ban nêu trên sẽ tìm hiểu và quyết định sơ bộ dự kiến được công bố trong vòng bốn tháng theo các điều khoản giải quyết tranh chấp của hiệp định.

Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 25-4, Thái-lan lần đầu ghi nhận số người chết vì Covid-19 theo ngày ở mức hai con số, trong khi số ca mắc mới trong 24 giờ qua là 2.438 người. Giới chức thủ đô Băng-cốc yêu cầu đóng cửa 31 loại hình kinh doanh đến ngày 9-5 tới. Theo Ban Chỉ đạo quốc gia Lào về phòng, chống Covid-19, nước này có thêm 76 ca mắc, đều lây nhiễm cộng đồng.

Ưu tiên hàng đầu

Thủ tướng M.Y-a-xin mới đây khẳng định, củng cố và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của Ma-lai-xi-a trong năm 2021. Với nỗ lực vượt qua thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra và hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, Chính phủ Ma-lai-xi-a đã và đang từng bước triển khai những chính sách hỗ trợ hiệu quả nền kinh tế.

Nỗ lực 'vượt bão'

Dù không nằm trong 'tâm bão' Covid-19, nhưng nhiều nước nghèo ở châu Phi và Mỹ la-tinh chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Nỗ lực phục hồi kinh tế đang được các quốc gia ở hai khu vực thúc đẩy, song không tránh được những tổn thương sâu mà các nước này phải hứng chịu.

Mỹ la-tinh đối mặt nhiều thách thức

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khía cạnh đời sống xã hội trên toàn thế giới. Chính phủ các quốc gia Mỹ la-tinh đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết nạn thất nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực, những vấn đề được dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp.

Kêu gọi chia sẻ vắc-xin phòng Covid-19

Theo Roi-tơ và TTXVN, nhiều nước kêu gọi bảo đảm quyền tiếp cận vắc-xin ngừa Covid-19 một cách công bằng. Trong bài phát biểu trực tuyến tại khóa họp Ðại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), Thủ tướng Ô-xtrây-li-a X.Mo-ri-xơn tuyên bố, các nước có 'trách nhiệm đạo đức' trong vấn đề cung cấp vắc-xin phòng Covid-19. Ô-xtrây-li-a cam kết chia sẻ rộng rãi các loại vắc-xin nước này đang thử nghiệm.

Lựa chọn cần thiết: Phối hợp chính sách

Sáu tháng sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì Covid-19, các nước vừa phải đang vật lộn chống dịch, vừa nỗ lực triển khai các giải pháp khôi phục hoạt động kinh tế. Liên hợp quốc (LHQ) khuyến nghị tăng cường phối hợp chính sách nhằm phục hồi bền vững và xây dựng nền kinh tế toàn cầu dẻo dai, bền bỉ hơn trước thách thức.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế về AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi cuộc sống của con người, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và nền kinh tế, song cũng đặt ra những thách thức mới. Nhằm đưa ra nguyên tắc chung về AI và những đề xuất để quản lý các hệ thống AI hiệu quả, hơn 40 quốc gia đã thông qua khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về AI. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định