Đây là một trong những biện pháp đã được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nhằm phòng chống dịch đối với người về từ TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam.
Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) vừa lên kế hoạch phối hợp, hỗ trợ hoạt động vận tải hàng không đến TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Nhiều nhóm người được bay đến TP.HCM trong thời gian giãn cách nhưng phải đảm bảo các quy định về an ninh, an toàn hàng không và phòng chống dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh: 'Các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện thật nghiêm túc và không để người dân tự ý ra khỏi địa bàn, nơi cư trú'.
Ngày 15/8, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có công văn gửi UBND tỉnh Đồng Nai và UBND tỉnh Bình Thuận, liên quan đến việc kiểm soát người từ Đồng Nai về Ninh Thuận, trong đó hỗ trợ kiểm soát của các chốt trên địa bàn Bình Thuận.
Ngày 14-8, ông Nguyễn Hữu Quế-Chủ tịch UBND TP. Pleiku đã ký ban hành Quyết định số 140 và 141/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với 2 trường hợp với tổng số tiền là 10 triệu đồng.
Sau khi dán mác xe thiện nguyện, nam tài xế lên mạng xã hội quảng cáo và nhận chở 5 người từ TPHCM về miền tây với giá 5 triệu đồng trở lên/người tùy tỉnh xa gần, khi đang trên đường di chuyển thì bị công an phát hiện.
Tài xế Phát bị Công an quận 1 xử phạt 7,5 triệu đồng sau khi đưa nhiều người về quê bằng xe gắn mác thiện nguyện.
Công an TP Hồ Chí Minh vừa phát hiện, bắt giữ xe ô tô giả danh 'bếp ăn thiện nguyện' để qua mặt cơ quan nhằm đưa người dân về quê với giá hơn 5 triệu đồng/người.
Những ngày này, tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhất là ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh phía Nam, tác động đến tâm lý của một bộ phận người dân, dẫn đến tình trạng người dân tự di chuyển cả từ nơi đang thực hiện giãn cách xã hội...
23 người dân thuê xe dịch vụ, tự ý rời khỏi địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội về quê là vi phạm qui định chống dịch, tỉnh TT-Huế đã lập biên bản, tiếp nhận và đưa vào cách ly tập trung.
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát hiện các xe dịch vụ chở người từ vùng dịch trở về địa phương với giá cao; khi đến địa phương, nhà xe 'thả' khách trước chốt kiểm soát để người dân tự xử lý, tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng. Tỉnh sẽ kiên quyết xử lý hành vi vi phạm nguyên tắc phòng, chống dịch của cá nhân, tổ chức liên quan đến các loại phương tiện này.
Nhóm người này thuê xe hợp đồng mang theo 5 xe máy, xuất phát từ TPHCM để về quê. Khi tới chốt kiểm soát ở địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thì lực lượng chức năng không cho qua chốt, buộc quay đầu.
Tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, TT- Huế trong hai ngày qua, lượng người đi xe máy, phương tiện cá nhân tự phát về từ các tỉnh phía Nam giảm rõ rệt.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam. Tại Tiền Giang, từ đầu tháng 6-2021 đến nay, 127/172 xã, phường, thị trấn có ổ dịch, với 3.121 người nhiễm bệnh đang điều trị tại 13 điểm bệnh viện dã chiến. Công tác chống dịch với các biện pháp thực hiện thời gian qua đã vào nền nếp hơn, hiệu quả hơn; từng địa phương đã có sự chủ động tốt hơn.
Đến thời điểm này, Đắk Lắk vẫn chưa tổ chức được đợt đưa đón công dân về quê như một số tỉnh, thành và dự kiến tới ngày 10-8 mới thực hiện đợt đầu.
Theo lực lượng CSGT tỉnh Kon Tum, từ ngày 1 đến 3-8, hơn 1.700 người dân làm ăn, sinh sống và học tập ở các tỉnh, thành phố miền Nam đã di chuyển bằng phương tiện cá nhân qua địa bàn tỉnh Kon Tum để về quê tránh dịch đã được tỉnh dốc toàn lực hỗ trợ.
Ngày 1 và 2/8, nhiều người dân từ TP HCM và các tỉnh phía Nam về quê, qua Thừa Thiên-Huế được hỗ trợ thức ăn, nước uống, xăng xe.
Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng chính phủ tại Công điện 1063 ngày 31-7, nhiều tỉnh thành đã gia hạn thời gian thực hiện Chỉ thị 16 thêm 14 ngày. Một số tỉnh thành cũng nâng mức cao hơn về giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19.
Việc hỗ trợ người dân từ TP HCM về quê là trách nhiệm của địa phương với công dân nhằm không để ai ở lại phía sau
Tỉnh Bạc Liêu thực hiện điều chỉnh kéo dài thời gian giãn cách xã hội từ 7 ngày lên 14 ngày theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện Công điện 1063 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, UBND tỉnh Tiền Giang quyết định tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thêm 14 ngày, bắt đầu từ 00 giờ ngày 2-8-2021 trên địa bàn toàn tỉnh.
Với việc ban hành Công điện số 1063, Thủ tướng quán triệt nhiều chỉ đạo mạnh mẽ cũng như nêu các giải pháp cụ thể trong chống dịch thời gian tới.