Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 22/8, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa (CH) Séc Dương Hoài Nam đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Công Thương nước chủ nhà Jozef Sikela nhân dịp ông vừa chính thức được Chính phủ CH Séc đề cử đảm nhận cương vị Ủy viên Ủy ban châu Âu (EC).
Ngày 31/1, chính phủ Séc cho biết đã có kế hoạch xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân, nhằm nỗ lực độc lập về vấn đề năng lượng và loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Bộ trưởng Công Thương CH Séc Jozef Sikela khẳng định Việt Nam hiện là đối tác thương mại quan trọng nhất của CH Séc trong toàn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Bộ trưởng Công Thương Cộng hòa Séc Jozef Sikela cho biết Bộ Công Thương Séc tin rằng năm 2023 sẽ chứng kiến một kỷ lục mới về kim ngạch thương mại Séc-Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 26/7, Chính phủ Séc đã phê duyệt chiến lược xuất khẩu mới cho giai đoạn 2023-2033 nhằm củng cố vị thế của các công ty Séc trong chuỗi cung ứng và đa dạng hóa xuất khẩu ra bên ngoài thị trường Liên minh châu Âu (EU). Phòng Thương mại Séc hoan nghênh chiến lược này, đồng thời đề xuất cần tập trung vào một số thị trường trọng tâm, trong đó có Việt Nam.
17 dự án, phần dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hòa lưới; CH Séc chủ động chuẩn bị khí đốt cho mùa đông; Indonesia bắt đầu bán xăng sinh học làm từ mật mía… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 25/7/2023.
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, Tập đoàn Năng lượng Séc (CEZ) ngày 24/7 tuyên bố đang tập trung nỗ lực nhằm đảm bảo khí đốt cho mùa Đông sắp tới. Quốc gia Trung Âu này cũng nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung, trong đó có nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG).
Thứ trưởng Công Thương Séc nhận định người Việt Nam rất ưa chuộng những mặt hàng của Cộng hòa Séc, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, công nghệ chế tạo máy, năng lượng, khai khoáng.
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 15/6 tại thủ đô Praha đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Séc-Việt do Đại sứ quán Việt Nam và Phòng Thương mại CH Séc phối hợp tổ chức.
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Séc Jozef Sikela tuyên bố nước này đã đạt được một nửa mục tiêu giảm tiêu thụ 800 triệu m3 khí đốt so với mùa Đông năm ngoái. Bên cạnh đó, quốc gia Trung Âu này hiện duy trì gần 3,4 tỷ m3 khí đốt dự trữ, cao hơn so với các năm trước.
Phóng viên TTXVN tại Praha dẫn phát biểu của Bộ trưởng Công Thương CH Séc Jozef Sikela trong buổi họp báo sau Hội nghị không chính thức bộ trưởng năng lượng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/10 thông báo các bộ trưởng năng lượng EU đã đạt được thoản thuận về việc mua chung khí đốt trước mùa Hè 2023, tăng cường đoàn kết và tiết kiệm năng lượng, đồng thời nhất trí với kiến nghị cần phải ngăn chặn tác động của giá khí đốt lên giá điện.
Ngày 7/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin để ngỏ khả năng nước này sẽ ngừng cung cấp dầu mỏ và khí đốt nếu các nước phương Tây áp giá trần đối với các mặt hàng năng lượng của nước này.
Ngày 6/9, Bộ trưởng Công Thương CH Séc, nước đang giữ ghế Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU), cho biết hiện có 2 đề xuất về cách thức áp giá trần năng lượng trong EU.
Chính phủ Đức thông qua các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong mùa đông, trong đó hạn chế sử dụng đèn chiếu sáng công cộng. Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kinh tế Đức cho biết, chính phủ nước này sẽ giảm từ 2-2,5% lượng khí đốt sử dụng và các tuyến đường sắt quốc gia cũng sẽ ưu tiên hoạt động vận chuyển nhiên liệu. Các tòa nhà công cộng sẽ giảm nhiệt sưởi ấm và đường phố sẽ ít đèn hơn.
Các siêu thị ở Phần Lan có thể phải thay phiên nhau đóng cửa hàng giờ đồng hồ để giảm tiêu thụ điện vào mùa đông này.
Ngày 26/7, các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga.