Năm 1892, nước ta xuất hiện thành phố đầu tiên có đèn điện chiếu sáng. Nhưng địa phương này không phải Hà Nội hay Sài Gòn như nhiều người nghĩ.
Những bước đi về mặt tổ chức đã tạo thuận lợi cho sự ra đời hàng loạt sự kiện tạo dấu ấn nổi bật trong ngành công nghiệp dầu khí nước ta.
Giai đoạn 1981 - 1985 ngành Điện thực hiện Tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn I và hoàn thành nhiều công trình lớn, mang tầm chiến lược quốc gia về nguồn và lưới điện. Tính đến năm 1985, lưới điện đã phủ trên 90% số huyện và trên 60% số xã trong cả nước.
Những nghiên cứu đầu tiên về năng lượng mới, năng lượng tái tạo từ những năm 1980 đã đặt những viên gạch đầu tiên cho hướng đi mới của Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển nhanh chóng công suất nguồn của các dạng năng lượng sạch sau này, và tự tin tuyên bố đưa phát thải ròng về 'zero' vào 2050.
Sách không nói cụ thể năm chế tạo thành công máy cày tay Bông sen, song cụm từ 'một sự kiện nổi bật thời gian này' cho phép chúng ta suy đoán khoảng thời gian chế tạo thành công máy cày tay Bông sen từ 1976 đến 1980.
Từ năm 1979 trở đi, chúng ta đã sửa lại hệ thống phân phối trong hệ thống hợp tác xã nông nghiệp, bỏ phân phối theo định suất, định lượng. Đồng thời, gắn kế hoạch hóa với thị trường, kết hợp 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể, cá nhân người lao động và thực hiện thí điểm cơ chế: 'mua cao, bán cao' thay cho 'mua cung, bán cấp'.
Để vận chuyển hàng nghìn tấn hàng cho các tỉnh, trong 4 năm các đồng chí cán bộ, nhân viên Chi cục Vận tải Khu 4 đã phải thực hiện gần 4.000 tấn bốc xếp, gần 2.700 tấn chuyển tải, tổng cộng 33.589.870 tấn/km đường vận chuyển.
Nhờ sự hỗ trợ của các bộ quản lý ngành Công Thương, giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương tăng nhanh chóng. Lấy chỉ số giá trị năm 1960 là 100%, thì năm 1965 bằng 148%, năm 1975 là 287%.
Bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển công nghiệp (1955-1957), phương châm của Đảng và Chính phủ là phải dựa vào sức mình là chính, sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, mời chuyên gia nước bạn sang hướng dẫn hoặc gửi cán bộ, công nhân đi học tập ở nước ngoài.
Đến năm 1963, áp lực dân số tăng mỗi năm khoảng nửa triệu người, cùng với việc công nghiệp hóa khiến lực lượng lao động từ nông thôn ra các xí nghiệp, khu công nghiệp làm ngày càng nhiều, thương nghiệp buộc phải thực hiện cung cấp lương thực bằng 'sổ gạo'. Đây được coi là thời điểm khởi đầu của thời kỳ bao cấp.
Cùng với việc phát huy nguồn lực trong nước, chúng ta tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa để phát triển công nghiệp.
Sau Hội nghị Genève năm 1954, miền Bắc Việt Nam hoàn toàn được giải phóng. Nhiệm vụ hàng đầu đặt ra lúc bấy giờ là khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
Lưới lửa phòng không tầm thấp, tầm cao của cán bộ, công chức, tự vệ các xí nghiệp, nhà máy ngành Công Thương không những góp phần cùng quân và dân miền Bắc đập tan các cuộc tập kích đường không chiến lược của Không quân Hoa Kỳ, mà còn bảo đảm cho dòng điện, nguồn xăng dầu, vật tư, nguyên liệu, hàng tiêu dùng lưu thông mạnh mẽ trên thị trường.
Đây là 3 nguồn hàng quan trọng, được tập trung cao độ vào thương nghiệp quốc doanh; góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân; thị trường giá cả bình ổn; hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú hơn, việc mua bán dễ dàng, thuận tiện hơn.
Từ chỗ chỉ có một Sở Mậu dịch Trung ương trong thời kỳ kháng chiến, đến năm 1957 đã có 10 tổng công ty ngành hàng với trên 900 cửa hàng rải khắp các địa phương ở miền Bắc.
Cùng với việc bảo vệ sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh, những năm 1965 - 1975 công nghiệp có những bước cải tiến quan trọng ở cấp cơ sở trong thể chế quản lý xí nghiệp.
Công nghiệp trung ương phát triển chủ yếu về cơ khí, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng. Công nghiệp địa phương dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất các hàng hóa tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng thông dụng.
Hoạt động nhập khẩu đã cung cấp thiết bị để khôi phục và mở rộng xây dựng mới hàng trăm nhà máy xí nghiệp. Trong vòng 10 năm (1965- 1975), nhờ các mặt hàng nhập khẩu thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ, Nhà nước đã tiến hành bổ sung, trang bị thêm cơ sở vật chất cho các nhà máy, xí nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất.
Năm 1965 không quân và hải quân Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc. Đảng ta quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến nhằm bảo đảm có đủ sức mạnh làm tròn vai trò, nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
Tháng 8 năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng được chia thành: Bộ Điện và Than, Bộ Cơ khí và Luyện kim, thành lập thêm Bộ Lương thực - Thực phẩm và Bộ Vật tư. Như vậy, cùng với các Bộ: Công nghiệp nhẹ, Nội thương, Ngoại thương, có 7 bộ quản lý ngành Công Thương.
Sáng 21/6, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã đến thăm và chúc mừng Tạp chí Công Thương và khối các cơ quan báo chí, xuất bản thuộc Bộ Công Thương nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023).
Cùng với dự đoán thiên tài của Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp Hội nghị lần thứ 11 (đặc biệt) về tình hình và nhiệm vụ cấp bách đã quyết định chuyển hướng kinh tế miền Bắc từ thời bình sang thời chiến.
Trong không khí chào mừng kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023), ngày 16/6/2023, Tạp chí Công Thương tổ chức gặp mặt các thế hệ những người làm báo là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên thuộc Tạp chí Công nghiệp, Tạp chí Thương mại, Tạp chí Công Thương và các cơ quan tiền nhiệm của Tạp chí Công Thương.
Trên phương diện kinh tế đối ngoại, ta đã thực hiện phương châm không ngừng củng cố và phát triển quan hệ kinh tế - thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước ngoài xã hội chủ nghĩa, thuộc thế giới thứ 3, như Nam Á, Bắc Phi, Trung Cận Đông...
Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, 1961-1965, năng lực của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp trung ương được nâng lên rõ rệt, đã cung cấp cho nền kinh tế một khối lượng lớn những sản phẩm tư liệu sản xuất và hàng hóa tiêu dùng quan trọng: điện, than, gang, máy cắt gọt kim loại, động cơ điện…
Với nhiều chính sách phát triển hệ thống thương nghiệp quốc doanh và nắm lực lượng hàng hóa theo những cách thức trên, mậu dịch quốc doanh vào hồi thập niên 60, 70 của thế kỷ trước đã nắm phần lớn tỷ trọng bán buôn và bán lẻ.
Thi đua, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, củng cố chế độ hạch toán kinh tế là những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động sản xuất công nghiệp từ thập niên 60 của thế kỷ trước
Với hệ thống mậu dịch quốc doanh cùng các đại lý của mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán, hoạt động nội thương trong giai đoạn này là phục vụ khôi phục kinh tế, giảm bớt khó khăn, ổn định đời sống nhân dân; đấu tranh bình ổn vật giá.
Năm 1958, chế độ quản lý theo nguyên tắc hạch toán kinh tế đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong công nghiệp. Để áp dụng chế độ hạch toán kinh tế, đòi hỏi phải kiện toàn các mặt quản lý kế hoạch sản xuất, lao động, vật tư, tiền vốn, giá thành và các chế độ thống kê, kế toán...
Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được cụ thể hóa thành phương hướng, nhiệm vụ phát triển toàn ngành công nghiệp và các phân ngành công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965).
Xuất phát từ tầm nhìn chiến lược của Bác, Đảng và Nhà nước về Ngành Công nghiệp Dầu khí, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chất trong đó đã xác định rõ có tổ chức Đoàn thăm dò Dầu lửa.
Các trường nghề và trung cấp đã cung cấp nguồn cán bộ kỹ thuật cho các phân ngành công nghiệp, các cán bộ thương nghiệp, vật tư, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế…
Năm 1955, Bộ Công Thương tách ra thành Bộ Công nghiệp (Bộ trưởng Lê Thanh Nghị) và Bộ Thương nghiệp (Bộ trưởng Phan Anh). Đây là lần đầu tiên nước ta có Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp.
Nhiều nhà quan sát quốc tế ngạc nhiên vì hiếm có Thủ đô của một quốc gia được giải phóng sau một cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài mà được tiếp quản trọn vẹn, các hoạt động kinh tế - xã hội vẫn diễn ra bình thường.
Bộ Kinh tế (nay là Bộ Công Thương) đề xuất nhiều chính sách, giải quyết được vấn đề điều hòa thị trường được xem là một thắng lợi lớn không chỉ về mặt kinh tế mà cả về chính trị trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Thông qua việc bình ổn giá, nhân dân ngày càng thêm tin tưởng vào Đảng và Chính phủ, góp phần củng cố vững chắc nền kinh tế vùng tự do.
Trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1954, hàng loạt lớp đào tạo sâu về công tác thu mua lâm thổ sản, quản lý sản xuất tiểu thủ công nghiệp… được tổ chức dành cho đội ngũ cán bộ mậu dịch, góp phần nâng cao hiệu quả và mở rộng hệ thống mậu dịch quốc doanh.
Các học viên tốt nghiệp được bổ sung về Bộ Kinh tế hoặc về lại địa phương nơi đã cử đi học, để phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Có thể xem hai khóa học này là nơi tạo nguồn cán bộ khung quý báu cho hoạt động quản lý kinh tế của Chính phủ Việt Nam thời kỳ này.
Phần lớn việc phân phối hàng hóa trên thị trường trong suốt cuộc kháng chiến dựa vào thương nhân. Thương nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa các vùng tự do, cũng như giữa vùng tự do với vùng tạm bị địch chiếm.
Việc Hải Phòng có điện chiếu sáng là một sự kiện lịch sử, vì cùng thời điểm đó, tại Paris điện còn rất hiếm hoi và đắt đỏ, chỉ dám để thắp sáng một số trung tâm hành chính! Vậy Hải Phòng chắc chắn phải có những lý do xác đáng để có điện đầu tiên trên toàn cõi Đông Dương.
Chiều 12-5, tại Hà Nội, Bộ Công thương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố Bộ sách Lịch sử ngành Công thương Việt Nam 1945-2010 và Biên niên sử Công thương Việt Nam 2011-2020. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, thiết thực chào mừng 72 năm Ngày Truyền thống của Ngành (14-5-1951 - 14-5-2023).
Ngày 12 tháng 5 năm 2023, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ công bố Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam 1945-2010; Biên niên Lịch sử Công Thương 2011 - 2020. Tại buổi lễ, thay mặt nhóm tác giả, bà Đặng Thị Ngọc Thu, Tổng biên tập Tạp chí Công Thương có bài phát biểu báo cáo quá trình triển khai Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Ghi nhận và chúc mừng những thành tích mà Tạp chí Công Thương đã đạt được những năm qua, đặc biệt trong năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao những kết quả mà Tạp chí Công Thương đã đạt được trong năm qua.