Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp tại TP.HCM có những phân tích, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này, cũng như những đề xuất, hiến kế để giải quyết bài toán nhà ở cho người thu nhập trung bình.
Ghi nhận từ thị trường bất động sản ở Hà Nội thời gian qua cho thấy, bất chấp việc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lãi suất và các chính sách thắt chặt tín dụng, giá căn hộ chung cư mới mở bán vẫn 'neo' ở mức tương đối cao. Trong khi đó, các phân khúc khác đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải cắt lỗ…
Kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực đến nay, 3.035 người nước ngoài đã mua nhà ở Việt Nam, chủ yếu là các căn hộ chung cư tại dự án nhà thương mại. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà Việt Nam, tập trung chủ yếu ở những tỉnh/thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh…
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM về chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030, dự báo đến năm 2025, TP chỉ có thể hoàn thành 80% chỉ tiêu đề ra.
Trong bối cảnh thị trường trầm lắng, đất nền gần như 'đóng băng' thì giá của các căn hộ chung cư mới mở bán tại Hà Nội vẫn neo ở mức cao.
Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ trống của thị trường nhà kho, nhà xưởng cao tầng Việt Nam duy trì ở mức khá thấp, với tỷ lệ trống trung bình ghi nhận được 20% ở miền Bắc và 23% ở miền Nam.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 33 ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Tại TP.HCM, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đánh giá tích cực về việc này cùng nhiều kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ khơi thông trở lại.
Hiến pháp Việt Nam coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là một nguồn lực của đất nước.
Dự báo nhu cầu thuê đất công nghiệp tiếp tục sôi động năm nay trước bối cảnh các thủ phủ công nghiệp cũ dần lấp đầy sẽ tiếp tục khiến giá thuê đi lên, thúc đẩy mở rộng các quỹ đất công nghiệp mới.
Trải qua vòng thẩm định gắt gao, bộ phận Định giá và Tư vấn của CBRE Việt Nam được vinh danh là 'Đơn vị Định giá của năm' trong khuôn khổ Giải thưởng RICS Đông Nam Á 2022.
Với cộng đồng cư dân tinh hoa, đơn vị vận hành uy tín là bảo chứng quan trọng làm nên cuộc sống giàu tiện ích. Tiêu chí này càng trở thành yêu cầu khắt khe tại các dự án tổ hợp căn hộ hiện đại như Hanoi Melody Residences.
Đơn vị vận hành uy tín là yếu tố giúp dự án Hanoi Melody Residences 'được lòng' khách hàng mua ở thực.
Dù nửa đầu năm 2022 nguồn cung còn hạn chế so với năm 2021, thị trường văn phòng Tp. Hồ Chí Minh vẫn ghi nhận sự hồi phục với tổng diện tích hấp thụ thuần khoảng 21.000 m2, tương đương 38% năm 2021.
Trong sáu tháng đầu năm 2022, có khoảng 8.200 căn hộ chung cư mở bán mới tại Hà Nội. Dự báo nguồn cung mở bán mới sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng tới; giá bán cũng được dự báo theo xu hướng tăng.
'Tính thanh khoản của phân khúc căn hộ tại TP.HCM diễn ra chậm và giá bán giảm, có nguyên nhân do chính sách siết tín dụng đổ vào bất động sản', đó là nhận định chung trong báo cáo của một số công ty chuyên nghiên cứu thị trường bất động sản về tình hình quý 1/2022.
Dự báo, thị trường bất động sản khu công nghiệp trong năm 2022 tiếp tục đà tăng trưởng, do làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam vẫn diễn ra, kế hoạch mở cửa trở lại trong dịch Covid-19 của Chính phủ đã củng cố thêm niềm tin cho DN, nhà đầu tư...
Sau năm 2020 với nhiều thách thức, thị trường văn phòng cho thuê trong quý 1 ghi nhận dấu hiệu phục hồi khi tổng diện tích thực thuê đạt gần 20.000m2, giúp giảm tỷ lệ trống trung bình tòa nhà hạng A.
Xu hướng dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam khiến nhu cầu thuê mặt bằng xây dựng nhà xưởng tăng cao. Đó là lý do khiến bất động sản công nghiệp hút khách...
Trong 3 tháng cuối năm 2020, và nửa đầu tháng 1/2021, phân khúc mặt bằng tuy tăng trưởng ổn định, nhưng giá thuê có xu hướng giảm, nhất là trong thời gian tới khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Từ đầu năm đến nay, khi hầu hết các phân khúc đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, phân khúc bất động sản (BĐS) khu công nghiệp (KCN) lại nổi lên là điểm sáng của thị trường. Do tác động của chiến tranh thương mại dẫn đến sự chuyển dịch công trường sản xuất của nhiều DN, trong đó Việt Nam là điểm đến đầy hấp dẫn.
Tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020 ngày 28/10, các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động trong 5 - 10 năm tới.
Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để tranh thủ làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ.
Bất động sản (BĐS) công nghiệp Vệt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong vòng 5-10 năm tới với làn sóng đầu tư mới, đồng thời mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đó là những nhận định chính được các chuyên gia, chủ đầu tư… khẳng định tại Diễn đàn 'BĐS công nghiệp Việt Nam 2020' diễn ra tại TP. Hồ chí Minh sáng 28/10/2020.
Dù dịch Covid-19 khiến lĩnh vực bất động sản bán lẻ của TP. Hồ Chí Minh có phần trầm lắng song giá thuê gần như không đối so với cùng kỳ, thậm chí việc kỳ vọng hoàn thành tuyến Metro số 1 vào năm 2022 còn được dự báo sẽ làm thay đổi mạnh mẽ mặt bằng giá cho thuê bất động sản bán lẻ trong tương lai.
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ biến chuyển tích cực khi EVFTA có hiệu lực. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư).
Các chuyên gia nhận định, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào tháng 8 tới sẽ thúc đẩy tích cực thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.
Sự việc gần 400 đối tượng người Trung Quốc ngang nhiên biến khu đô thị (KĐT) Our City, quận Dương Kinh (Hải Phòng) thành 'thánh địa' riêng để tổ chức đường dây đánh bạc trong thời gian dài đã dấy lên sự lo ngại về công tác quản lý của chính quyền TP. Hải Phòng.