Làm giả hồ sơ để buôn lậu gỗ từ Lào về Việt Nam, hai vợ chồng ngồi tù

Sau thời gian xét hỏi, nghị án, ngày 26/7, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên án Phiên tòa xử phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ của Công ty Ngọc Hưng (tỉnh Quảng Trị) có liên quan đến cán bộ hải quan Đà Nẵng.

Phúc thẩm kỳ án gỗ trắc: Tòa lại nghị án thêm 7 ngày

Hôm qua (ngày 19/7), sau 7 ngày nghị án, thấy còn có một số vấn đề cần làm rõ, HÐXX Tòa án nhân dân Cấp cao tại Ðà Nẵng quay trở lại xét hỏi các bị cáo và đại diện Cục điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) trong vụ án buôn lậu gỗ trắc của Cty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị).

Phúc thẩm kỳ án gỗ trắc: Vì sao chưa tuyên án như dự kiến?

Theo kế hoạch, sáng nay (19/7), TAND cấp cao tại Đà Nẵng sẽ tuyên án vụ buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị). Tuy nhiên, sau 7 ngày nghị án, HĐXX thấy còn nhiều vấn đề cần làm rõ nên quay trở lại phần xét hỏi.

Phiên tòa phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ ở Đà Nẵng: Nhiều vấn đề từng được Báo Công lý nêu

Vụ án này xảy ra đã 8 năm và Báolà cơ quan báo chí đầu tiên đăng tải, có nhiều bài phản ánh về quá trình khởi tố, điều tra. Tại phiên tòa phúc thẩm đang diễn ra, những vấn đề báo nêu cơ bản trùng hợp với nội dung then chốt mà các bên quan tâm.

Phúc thẩm kỳ án gỗ trắc: Sau tranh luận căng thẳng, tòa dành 7 ngày nghị án

Chiều tối ngày 11/7, sau 7 ngày xét xử, Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyên bố kết thúc phần tranh luận và chuyển sang phần nghị án. HĐXX yêu cầu bị cáo Trương Huy Liệu cung cấp bản gốc của các hợp đồng kinh tế đã công bố tại tòa để HĐXX xem xét. 'Vì đây là vụ án phức tạp vì vậy, HĐXX sẽ tiến hành nghị án trong nhiều ngày. Đúng 8g sáng 19/7, HĐXX sẽ tuyên án', thẩm phán chủ tọa phiên tòa nói.

VỤ BUÔN LẬU GỖ TRẮC: TRANH LUẬN VỀ CÁCH TÍNH KHỐI LƯỢNG GỖ

Tiếp tục phần tranh luận tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án 'buôn lậu và gây hậu quả nghiêm trọng' xảy ra tại Quảng Trị và Đà Nẵng vào sáng nay 11/7, các bị cáo và luật sư đã đưa ra những căn cứ để làm rõ việc các cơ quan tố tụng áp dụng cách tính toán khối lượng, số lượng lô gỗ nhập khẩu của Công ty Ngọc Hưng là không đúng.

Phúc thẩm kỳ án gỗ trắc: Đề nghị tuyên các bị cáo không phạm tội buôn lậu

Ngày 10/7, TAND cấp cao tại Đà Nẵng tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị). Các luật sư bào chữa đề nghị HĐXX bác kháng nghị của VKSND cấp cao tại Đà Nẵng, giữ nguyên 1 phần bản án sơ thẩm tuyên bị cáo không buôn lậu gỗ trắc, sửa 1 phần bản án sơ thẩm tuyên bị cáo không buôn lậu 21,5m3 gỗ giáng hương.

Phúc thẩm kỳ án gỗ trắc: VKS đề nghị bác kháng cáo của các bị cáo

Ngày 9/7, TAND cấp cao tại Đà Nẵng tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị). Nêu quan điểm trong phần tranh luận, đại diện VKS yêu cầu HĐXX chấp nhận toàn bộ kháng nghị của VKSND cấp cao tại Đà Nẵng và bác kháng cáo kêu oan của các bị cáo.

VỤ BUÔN LẬU GỖ TRẮC: XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CẤP PHÉP KIỂM ĐỊNH LÔ GỖ

'Trong trường hợp lô gỗ của Công ty Ngọc Hưng chưa được phía cơ quan chức năng nước Lào cấp giấy kiểm dịch thực vật, thì trạm kiểm dịch thực vật Lao Bảo vẫn được pháp luật Việt Nam cho phép thực hiện cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô gỗ'- Đây là khẳng định của đại diện Trạm Kiểm dịch thực vật cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo tỉnh Quảng Trị tại phiên xét xử phúc thẩm vụ án 'Buôn lậu và gây hậu quả nghiêm trọng' xảy ra tại Quảng Trị và Đà Nẵng diễn ra chiều nay, ngày 9/7.

Kỳ án gỗ trắc, dấu hỏi lớn chênh lệch số lượng gỗ

Ðại diện Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện ST&TNSV) cho biết, cơ quan này chỉ có chức năng giám định tên gỗ chứ không có chức năng kiểm tra quy cách, đo khối lượng... Trong Kết luận 151 và 783 của đơn vị, việc xác định lại khối lượng gỗ lần lượt do Cục Ðiều tra phòng chống buôn lậu và Kiểm lâm vùng 2 xác định.

Xử phúc thẩm kỳ án gỗ trắc, vì sao Cty Ngọc Hưng rút kháng cáo?

Ngày 5/7, TAND cấp cao tại Ðà Nẵng tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Công ty Ngọc Hưng, Quảng Trị). Tại tòa, bị cáo Trần Thị Dung, đại diện Công ty Ngọc Hưng đã rút kháng cáo về xử lý lô gỗ trắc tang vật do bị bán quá rẻ.

Xử phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ trắc: Tang vật vụ án đã bị bán, căn cứ vào đâu để làm rõ?

Ngày 5/7, vụ án 'Buôn lậu gỗ trắc' TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm bước qua ngày thứ 3.

Xử phúc thẩm kỳ án gỗ trắc: Nếu còn lô gỗ, vụ án đã không kéo dài 9 năm

Ngày 4/7, TAND cấp cao tại Đà Nẵng tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị). Khi được hỏi ý kiến về việc bán lô gỗ trắc tang vật, bị cáo Trương Huy Liệu khẳng định đó là việc làm vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quá trình xét xử và là nguyên nhân khiến vụ án kéo dài gần 9 năm vẫn chưa kết thúc.

VỤ BUÔN LẬU GỖ TRẮC: XÉT HỎI ĐẠI DIỆN TỔNG CỤC HẢI QUAN

Ngày 4/7, phiên tòa phúc xét thẩm xét xử vụ án buôn lậu gỗ trắc tiếp tục với phần xét hỏi của HĐXX và đại diện Viện Kiểm sát nhằm lằm rõ một số tình tiết về quy trình bắt giữ, khám xét, khởi tố của cơ quan chức năng, tính hợp pháp của các lô gỗ mà Công ty Ngọc Hưng đã mua theo hợp đồng.

Diễn biến mới kỳ án buôn lậu gỗ tiền tỉ

Vụ án gây chú ý khi số lô gỗ tang vật bị bán trái luật hơn 60 tỉ đồng liên quan đến cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh.

Xử phúc thẩm kỳ án gỗ trắc: Các bị cáo kêu oan, VKS muốn tăng hình phạt

Ngày 3/7, TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị). Vụ án kéo dài đến nay đã gần 8 năm, lô gỗ trắc tang vật đã bị đem bán khi vụ án chưa được đưa ra xét xử.

Xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ trắc: Các bị cáo tiếp tục kêu oan

Ngày 3/7, TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ của Công ty TNHH Ngọc Hưng có liên quan đến nhóm cán bộ hải quan ở Quảng Trị và Đà Nẵng.

Xử vụ buôn lậu gỗ có liên quan đến cựu tướng Phan Văn Vĩnh

Số lô gỗ tang vật bị bán trái luật trị giá hơn 60 tỉ đồng, người chịu trách nhiệm là cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh, khi đó là thủ trưởng cơ quan CSĐT Bộ Công an.

Kỳ án gỗ trắc: Chín năm đằng đẵng…

Theo lịch, ngày 3/7, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng sẽ xét xử phúc thẩm vụ 'kỳ án gỗ trắc' mà trước đó Tiền Phong đã có loạt bài phản ánh nhiều dấu hiệu vi phạm của cơ quan điều tra. Phán quyết cuối cùng thuộc về HĐXX. Tuy nhiên để rộng đường dư luận, Tiền Phong đã gặp gỡ những người trong cuộc…

Tiếp vụ Kỳ án gỗ trắc: Gập ghềnh công lý

Vụ án kéo dài 7 năm vì lô gỗ trắc vật chứng bị bán (xem Tiền Phong ra ngày 8/6 và 10/6/2019) đã để lại rất nhiều những khó khăn, bức xúc cho các bị cáo.

Kỳ án gỗ trắc: Thư tuyệt mệnh và những lời kêu cứu

Ngày 23/8/2018 tại Đà Nẵng, phiên tòa lần thứ 4 của TAND TP Đà Nẵng cũng là phiên xử sơ thẩm cuối cùng của vụ kỳ án này đã vắng một người đáng ra phải có mặt. Đó là anh Trần Đình Quang (sinh năm 1986, trú tại thị trấn Lao Bảo, Hướng Hóa, Quảng Trị), nhân viên Công ty Ngọc Hưng. Trước đó, anh Quang đã treo cổ chết tại nhà riêng một cách oan khiên và đầy nghi vấn.

Kỳ án kéo dài 7 năm vì lô gỗ trắc vật chứng bị bán

Kéo dài gần 8 năm, vụ án buôn lậu gỗ trắc ở Quảng Trị đã được đưa ra xét xử 4 lần, trong đó 3 lần TAND TP Ðà Nẵng yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung. Ðiểm vướng mắc khiến vụ án này kéo dài và không thể giải quyết đó chính là lô gỗ tang vật của vụ án bị đem bán dù vụ án chưa được đưa ra xét xử. Mới đây, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã khởi tố vụ án về hành vi 'Ra quyết định trái pháp luật' xảy ra tại Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44) Bộ Công an.

Ba lần tòa trả hồ sơ, mỏi mòn đợi chờ sáng tỏ

Sau 7 ngày TAND TP Đà Nẵng đưa ra xét xử sơ thẩm (lần 3) vụ án Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị) xuất khẩu 535,8m3 gỗ trắc, ngày 14-8 vừa qua, Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung…

3 công chức hải quan bị khởi tố

Buôn lậu gỗ qua biên giới tỉnh Quảng Trị luôn là vấn đề 'nóng', nhất là khu vực sông Sê Pôn, địa bàn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Các trùm buôn lậu thường tổ chức thành những đường dây ăn ý đưa gỗ lậu qua biên giới núp dưới những tờ khai hải quan chỉn chu. Việc khởi tố 3 công chức hải quan có liên quan đến buôn lậu tại Công ty Ngọc Hưng khiến dư luận đặt câu hỏi: Tại sao những công chức hải quan nắm rõ các quy định của pháp luật lại để cho gỗ lậu 'thông quan' như vậy?