Trong khi doanh nghiệp xuất khẩu đứng ngồi không yên khi đồng euro lao dốc thì những doanh nghiệp nhập khẩu lại cho rằng họ đang có lợi nhiều hơn.
Xuất khẩu gạo diễn biến tích cực trong tháng 5 và duy trì đà tăng giá trong nửa đầu tháng 6. Bộ Công thương dự báo, năm nay sẽ xuất khẩu trên 6,4 triệu tấn gạo, cao hơn so với năm ngoái 200 - 300 nghìn tấn.
Mặc dù còn nhiều khó khăn và cạnh tranh đến từ các thị trường khác nhưng gạo Việt vẫn đang mang về những tín hiệu tích cực.
Những ngày đầu tháng 6, giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng 10 - 15 USD/tấn so với tháng 5. Hiện thị trường xuất khẩu gạo khá ổn định, nhu cầu mua vẫn ở mức cao.
So với cùng kỳ năm ngoái, cước vận chuyển đường biển theo hợp đồng dài hạn đã tăng 7% trong tháng 3/2022, tương đương mức tăng gần 97%. Tuy nhiên bên cạnh nỗi lo giá cước tăng, doanh nghiệp còn đối mặt với tình trạng thiếu container.
Dự báo trong khoảng 1-2 tuần tới, việc xuất khẩu gạo sẽ nhộn nhịp hơn do nhu cầu lương thực của thế giới cao. Bên cạnh đó, giá xuất khẩu cũng được dự báo sẽ tăng trở lại, và ở mức tốt hơn khi các nhà nhập khẩu đẩy mạnh mua vào.
Kéo hàng về, tạm ngưng mọi hoạt động hoặc sắp xếp bán hàng với giá thấp hơn… là những giải pháp đang được các doanh nghiệp Việt ứng phó trước biến động thị trường do chiến tranh giữa Nga - Ukraine trong những ngày qua.
Chưa kịp mừng khi sản xuất đã hồi phục trở lại và chờ mong sức mua gia tăng sau khi thuế giá trị gia tăng các loại sản phẩm được giảm, nay các doanh nghiệp lại 'đứng ngồi không yên' vì giá xăng dầu tăng phi mã, kéo theo chi phí giá thành tăng cao.
Chuỗi sản xuất của ngành lúa gạo Việt đang được hoàn thiện mạnh mẽ, góp phần giúp giá trị xuất khẩu không chỉ duy trì tốt trong giai đoạn dịch bệnh mà còn hồi phục ngay khi bước vào bình thường mới.
Sau một giai đoạn suy giảm liên tiếp, thậm chí có ngành hàng tăng trưởng âm do nhiều tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội, ngành nông nghiệp đang bứt phá ngoạn mục. Tính đến đầu tháng 12/2021, giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp đã chạm sát mốc mục tiêu 44 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản cũng được dự báo sẽ thắng lớn trong năm nay.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng thiết yếu, xuất nhập khẩu cho biết đang gặp rất nhiều khó khăn liên quan giấy đi đường và nhiều thủ tục khác, dẫn đến ngưng trệ sản xuất.
Giấy đi đường Sở Công Thương cấp không còn hiệu lực, nhân viên các công ty không thể đi làm thủ tục kiểm dịch, xin cấp C/O, khai hải quan... khiến hàng xuất khẩu nằm chờ, trễ tàu, thiệt hại rất lớn.
Giá gạo trong nước và xuất khẩu đều ở mức cao cũng làm gia tăng nguy cơ gian lận xuất xứ đối với gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Chi phí vận chuyển hàng hóa cùng nhiều chi phí đầu vào khác tăng cao và không có dấu hiệu giảm nhiệt đang là bất cập lớn, buộc các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải ứng phó bằng nhiều phương cách khác nhau.
Nhờ chính sách 'cởi trói' cho xuất khẩu gạo thông qua loạt chính sách thông thoáng, thời gian qua ngành lúa gạo Việt đã gây dựng được tiếng vang trên thị trường quốc tế và ngày càng khẳng định được vị trí thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, để ngành gạo xuất khẩu vươn lên vị trí số 1, nhiều ý kiến cho rằng chính sách vẫn cần có sự thay đổi phù hợp với giai đoạn hội nhập.
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ổn định. Trong tuần giá lúa có xu hướng nhích lên với một số loại gạo nếp, nàng Hoa 9, trong khi đó giá gạo tương đối ổn định. Giá xuất khẩu hiện tiếp tục giữ ở mức dưới 500 USD/tấn.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khối lượng hàng hóa sản xuất, lưu trữ trong nước cũng như xuất khẩu (XK) ngày càng lớn, đặt ra yêu cầu hạ tầng logistics đủ lớn và hiện đại, bảo đảm lưu chuyển hàng hóa ổn định, thông suốt, góp phần giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp (DN).
Tình trạng cước container và phí logistics tăng cao đang được cho là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu gạo trong quý I/2021 khi ngành hàng này chỉ đạt sản lượng trên 1 triệu tấn, giảm mạnh 30,4% so với cùng kỳ.
Mỹ, Trung Quốc, EU tiếp tục là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đều tăng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước, bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19.
Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay tiếp tục biến động theo chiều hướng giảm với một số giống lúa, gạo. Trên thị trường giao dịch thế giới, trong phiên giao dịch gần nhất, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam bất ngờ quay đầu giảm 10 USD/tấn sau khi tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 6/4.
Chỉ trong vòng 1 tuần, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam bất ngờ 'bốc hơi' tới 20 USD/tấn. Mặc dù giá giảm mạnh song theo nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì sự sụt giảm này nhằm giúp gạo Việt 'dễ bán' hơn và việc giảm giá chỉ diễn ra với gạo ở phân khúc gạo cấp thấp.
Từ đầu năm đến nay, giá gạo xuất khẩu (XK) của Việt Nam liên tục tăng, có thời điểm cao hơn 20 USD/tấn so với cuối năm 2020. Gạo Việt tiếp tục làm nên kỳ tích bởi nhiều yếu tố: Cầu thị trường tăng, giá trị lúa gạo được cải thiện và hiệu ứng tích cực từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Liên tục gần đây, giá gạo xuất khẩu có chiều hướng sụt giảm. Nguyên nhân được các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành chỉ ra là do các thị trường truyền thống lớn chưa đẩy mạnh mua hàng. Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta không nên quá lo lắng do cầu thị trường vẫn cao và căng thẳng giảm chỉ là trong ngắn hạn.
Những chuyến hàng tấp nập rời cảng ngay từ những ngày đầu năm mới giúp hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khởi đầu năm 2021 tương đối khả quan. Tuy nhiên, giá cước phí neo ở mức cao và thiếu container rỗng vẫn là nỗi lo lớn của doanh nghiệp.
Vừa khởi động lại sau Tết, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu khẳng định đơn hàng rất khả quan, giá xuất khẩu tốt tuy nhiên cái khó nhất hiện nay vẫn là tình trạng giá cước container ở mức quá cao và chưa có dấu hiệu 'hạ nhiệt'.
Hàng loạt mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối diện với khó khăn trong xuất khẩu trước tình trạng thiếu container rỗng. Do đó, nhiều doanh nghiệp (DN) buộc phải dời kế hoạch xuất hàng cho đơn hàng cũ và từ chối đơn hàng mới vì không thể giao đúng theo hợp đồng.
Hiện tại xuất khẩu gạo qua thị trường Anh chưa nhiều bởi vướng các rào cản thuế quan. Tuy nhiên sắp tới đây với những thuận lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA), doanh nghiệp gạo kỳ vọng sẽ gia tăng thị phần ở thị trường rộng lớn này.
Cho rằng có thể các hãng tàu bắt tay nhau đẩy cước phí lên cao trong bối cảnh nhà xuất khẩu cần container rỗng để đóng hàng, nhiều doanh nghiệp đề xuất các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc điều tra tình trạng này.