Sáng ngày 12/9, Hội nghị Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO đã chính thức được khai mạc tại thành phố Cao Bằng.
Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu đã đóng góp thiết thực trong gắn kết, gìn giữ và phát huy giá trị loại hình di sản địa chất gắn với đa dạng sinh học.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: Công viên địa chất toàn cầu chính là một lời giải cho vấn đề toàn cầu - phát triển bền vững.
Ngày 12/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng).
Được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 4/2018, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, với những dấu tích lịch sử cùng nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng có nhiều giá trị về địa chất, địa mạo, văn hóa, đa dạng sinh học… Trong đó, giá trị tài nguyên văn hóa trong vùng CVĐC rất đa dạng và phong phú, tạo nên nét đặc trưng riêng. Trong quá trình xây dựng CVĐC, các cấp, ngành và người dân sống trong vùng CVĐC chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hóa đáp ứng yêu cầu khuyến nghị của UNESCO.
Với thiên nhiên tươi đẹp, có cả núi non, hệ thống hang động và hồ nước..., miền sơn cước vùng Đông Bắc là điểm dừng chân thú vị cho mùa hè năm nay.
Bên cạnh sự tăng trưởng đầy hứa hẹn về lượng khách du lịch, các điểm đến của Việt Nam cũng được truyền thông quốc tế đánh giá cao, giúp tiếp cận được nhiều đối tượng du khách toàn cầu.
Với quyết tâm, nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, Hội đồng Công viên Địa chất (VCĐC) toàn cầu UNESCO đã chính thức thông qua và cấp Giấy Chứng nhận Danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng sau kỳ tái thẩm định vào tháng 12/2022, tiếp thêm động lực để ngành du lịch - dịch vụ phát triển, đồng thời khẳng định thương hiệu, vị thế Cao Bằng trên bản đồ du lịch trong và ngoài nước.
Sáng 29/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tổ chức tổng kết Cuộc thi 'Ảnh đẹp Non nước Cao Bằng' năm 2022 - 2023; phát động Cuộc thi 'Ảnh đẹp Non nước Cao Bằng' năm 2023 - 2024. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; một số sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang tỉnh.
Với chiều cao 450m, Cảnh Cảo (tên tiếng anh Kong Collapse) là hố sụt cao nhất Việt Nam hiện nay và là một trong những hố sụt cao nhất thế giới.
Chỉ di chuyển cách Hà Nội hơn 300km, du khách có thể trải nghiệm hoạt động 'rơi tự do trong lòng đất' cực thú vị.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản địa chất, trong đó các công viên địa chất tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của địa phương và của Việt Nam trong cơ chế hợp tác đa phương.
Với bốn tuyến du lịch độc đáo, Cao Bằng sẽ đưa du khách về nguồn cội, khám phá Phia Oắc - vùng núi của những đổi thay, trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên và nhớ về 'một thời hoa lửa.'
Phát biểu tại Phiên họp toàn thể diễn ra trong hai ngày 4 và 5/4 của Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 214, Thứ trưởng Ngoại giao Pham Quang Hiệu khẳng định Việt Nam luôn coi trọng hợp tác đa phương nói chung và vai trò UNESCO nói riêng và cam kết sẽ đóng góp tích cực, chủ động hơn nữa cho UNESCO trong nhiệm kỳ 2021-2025.
Công viên địa chất Non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.000 km2, chiếm gần một nửa diện tích của tỉnh với những tiềm năng về khoáng sản và du lịch hiếm có.
Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là một vùng đất hiếm có ở Việt Nam. Các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản…, đặc biệt là các cảnh quan đá vôi là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của trái đất.
Việt Nam có 3 công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận. Đó là: Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng và Công viên địa chất Đắk Nông.