Dự kiến, dự án giảm khí thải sẽ tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ sẽ hỗ trợ phát triển sinh kế, sản xuất cho hơn 24.178 hộ dân sống tại 169 thôn/buôn, thuộc 4 huyện khu vực dự án.
Sau khi báo Kinh tế & Đô thị phản ánh về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép và phá rừng tại huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk), PV đã làm việc với lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk và lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Ea Kar.
Dự toán của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk cần chi gần 1.900 tỉ đồng để che phủ rừng, nhưng không được bố trí đồng nào.
1,78ha rừng bị tàn phá, cây rừng nằm ngổn ngang với tổng khối lượng khoảng từ 85-90 m3 gỗ tròn chưa xác định được chủng loại và nhóm gỗ là kết quả kiểm tra ban đầu của Hạt kiểm lâm huyện Ea Kar tại hiện trường vụ phá rừng tại xã Cư Bông, huyện Ea Kar.
Cả một khoảnh rừng rộng với các cây gỗ lớn nằm la liệt, một số cây lá vẫn đang còn tươi, những vết cắt vẫn đang còn mới, đó là ghi nhận của phóng viên khi tiếp cận hiện trường vụ phá rừng có quy mô tại xã Cư Bông, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk.
Mặc dù đã được chấp thuận chủ trương khai thác cát theo cơ chế 'đặc thù' phục vụ cho dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, tuy nhiên công ty Cổ phần xây dựng Tân Nam đã 'quên' thực hiện các điều kiện cần thiết trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.
Hòa chung không khí của ngày khai giảng năm học mới trong cả nước, sáng 5/9 các trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Cuối tháng 12/2023, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk xác nhận hơn 150 hộ dân khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar, thuộc dự án thủy lợi Krông Pách Thượng) đã tự ý di dời trái phép về dọc hai bên đường Đông Trường Sơn sinh sống. Nguyên nhân chính khiến nhiều hộ dân bức xúc, không đồng ý đến ở khu tái định cư vì còn nhiều vướng mắc, không đồng thuận với chủ đầu tư về các vấn đề bồi thường, thu hồi đất. Người dân cho rằng, đơn vị chủ đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng, chặn dòng khi chưa hoàn thành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất cho cư dân lòng hồ. Bên cạnh đó, dù di dời đến nơi ở mới đã hơn một năm, đơn vị chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao đất canh tác đầy đủ cho các hộ dân phải nhường đất. Điều này khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Như VOV thông tin, hơn 160 hộ dân di dời phục vụ xây dựng Hồ thủy lợi Krông Pách Thượng tại Đắk Lắk không về nơi tái định cư mà tự 'lập làng' trái phép trên đất lâm nghiệp, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông NN&PTNT tỉnh cho biết, đang đẩy nhanh tiến độ thi công để cấp đất cho dân.
Tại Dự án thủy lợi Krông Pách Thượng (tỉnh Đắk Lắk), hơn 160 hộ dân đã nhận tiền hỗ trợ đền bù di dời nhưng thay vì đến khu tái định cư sinh sống, họ lại dựng nhà trái phép trên đất lâm nghiệp dọc theo đường Đông Trường Sơn. Việc người dân quay về 'lập làng' trên đất lâm nghiệp gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng.
Đắk Lắk quyết định thu hồi gần 25 héc-ta rừng để thực hiện dự án đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.
Chủ đầu tư dự án thành phần 3, dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chủ động nguồn vật liệu, đảm bảo đủ phục vụ thi công dự án.
Sau nhiều năm triển khai xây dựng, khu tái định cư của dự án thủy lợi ngàn tỉ đồng vẫn chưa hoàn thiện, hàng trăm hộ dân không về nơi ở mới.
Người dân ở khu vực nông thôn đi không đúng phần đường quy định; chở quá số người quy định; điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia; lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm hàng quán, phơi nông sản, trồng cây che khuất tầm nhìn gây mất an toàn giao thông… là nguyên nhân khiến tai nạn giao thông ở khu vực nông thôn tỉnh Đắk Lắk tăng cao trong tháng cuối năm.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, năm 2023, số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều điểm nóng trên địa bàn tỉnh. Thời gian tới, lực lượng Kiểm lâm tăng cường truy quét, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Với tấm lòng yêu thương và sẻ chia, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk đã nhận đỡ đầu hàng trăm trẻ em mồ côi, dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Từ đó, các em có thêm điểm tựa vững chắc, mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh, cố gắng học tập, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Không có mâu thuẫn gì với nhau nhưng Hoàng Quốc Huy (2005) và Lý Văn Ngàn (2000, cùng trú xã Cư Bông, H. Ea Kar, Đắk Lắk) vẫn chặn đường đánh Bùi Văn Hiền (2003, trú xã Cư Bông).
Vô cớ bị đánh khi đang đi uống cà phê về, Bùi Văn Hiền (trú tại xã Cư Bông, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) đã dùng dao đâm anh Hoàng Quốc H. thương tích 55%, Lý Văn N. thương tích 52% và Lý Văn C. thương tích 1%.
Tức giận vì vô cớ bị đánh, Bùi Văn Hiền đã dùng dao đâm 3 người trọng thương.
Những năm qua, tình nguyện viên của Nhóm thiện nguyện 'Vòng tay yêu thương' đã đóng mới và sửa chữa hơn 3.000 bộ bàn ghế ở 30 ngôi trường vùng sâu, xa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu hai sở tham mưu hủy bỏ, hoặc thu hồi nghị quyết chuyển đổi gần 50 ha rừng.