Đang là kỹ sư vận tải biển tại Hải Phòng với mức lương từ 25-30 triệu đồng/tháng nhưng anh Nguyễn Thế Hoàng đã từ bỏ tất cả để về quê, phát triển nghề làm nước mắm truyền thống.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 7 có nguy cơ ảnh hưởng đến Thanh Hóa, các ngành, các lực lượng có liên quan của tỉnh cùng với các địa phương ven biển đã chủ động liên lạc, kêu gọi tàu thuyền đang khai thác hải sản trên biển vào nơi tránh trú bão an toàn.
Để chủ động ứng phó với bão số 5 (bão Conson), nhiều địa phương vùng biển tỉnh Thanh Hóa đã lên phương án và chuẩn bị các địa điểm để sơ tán người dân tại các vùng có nguy cơ ngập lụt, đồng thời kiểm soát chặt việc test nhanh COVID-19 cho các ngư dân đi biển trở về địa phương.
Nhận được thông tin về một số ngư dân ở phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn đang khai thác trên biển bị nạn và trôi dạt trên biển, đang ở trong vùng nguy hiểm của cơn bão số 2, ngay sáng sớm 13-6, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đã trực tiếp vào chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn tại thị xã Nghi Sơn.
Khai thác, đánh bắt thủy, hải sản ven bờ đã trở thành hình thức khai thác đặc thù của những địa phương ven biển. Tuy nhiên có những phương thức khai thác mang tính chất hủy diệt nguồn lợi, dẫn đến hệ lụy là nguồn thủy sản ven bờ đang bị cạn kiệt nghiêm trọng.
Hiện nay, các tỉnh Bắc miền Trung đang xảy ra tình trạng khan hiếm người đi biển. Không đủ ngư dân dẫn đến nhiều chủ tàu, thuyền khai thác kém hiệu quả và phải bán tàu, bỏ biển, chuyển đổi nghề. Thực trạng này đã gây khó khăn cho hoạt động khai thác hải sản và khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Thời gian qua, thị xã Nghi Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả việc phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế của thị xã phát triển theo hướng tích cực, hàng năm, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, tạo việc làm và nâng cao đời sống Nhân dân.
Trong những ngày cuối năm, cán bộ, chiến sỹ của Đồn Biên phòng Hải Hòa (đóng tại phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn) đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện tăng cường kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại Cảng cá Lạch Bạng trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 đang diễn biến hết sức phức tạp.
Nhiều ngư dân thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang gặp khó khăn do sản phẩm đánh bắt thủy sản không xuất khẩu sang châu Âu và các nước Đông Nam Á nên thu nhập chỉ bằng 1/3 so với những năm trước đây.
Ngày 13 - 10, đồng chí Nguyễn Văn Thi - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với cơn bão số 7 tại huyện Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn.
Với lợi thế giáp biển, có Cảng cá Lạch Bạng và bến cá Hải Châu đóng trên địa bàn, cùng với hệ thống đường ven biển, đường vào cảng cá, bến cá được đầu tư xây dựng đã góp phần thúc đẩy dịch vụ hậu cần nghề cá của thị xã Nghi Sơn phát triển.
Việc đầu tư xây dựng cảng cá, khơi thông luồng lạch sẽ giúp ngư dân an tâm bám nghề, thuận tiện trao đổi hàng hóa, hải sản, tránh trú bão... Tuy nhiên, hiện nay tại khu vực Bắc Trung bộ, nhiều cảng cá bị bồi lấp chưa được khơi thông, một số cảng chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, gây không ít khó khăn cho ngư dân.
Chiều 2-8, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng chống bão số 2 tại thị xã Nghi Sơn.
Kể từ khi đi vào hoạt động (tháng 1/2004), Cảng cá Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia - nay là thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) trở thành điểm trung chuyển thiết yếu các loại thủy - hải sản của ngư dân và thương lái trong khu vực miền Trung.
Phường Hải Bình là địa phương đi đầu thực hiện Chương trình phát triển kinh tế biển của thị xã Nghi Sơn. Đặc biệt, nơi đây đã và đang tập trung hình thành chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong những năm qua, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư trang thiết bị sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII, về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri đã kiến nghị, kết quả thực hiện như sau:
Sáng 25-9, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị Ban chỉ đạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là BCĐ cấp tỉnh về IUU) lần thứ nhất năm 2019.
Trong những năm qua, công tác phòng chống cháy nổ, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác hải sản trên biển được các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương ven biển chú trọng tổ chức triển khai thực hiện bằng nhiều biện pháp để giảm thiểu thiệt hại.
Hàng loạt của hàng xăng dầu không đủ điều kiện bán lẻ vẫn ngang nhiên hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Khi có bóng dáng của cơ quan chức năng, các cửa hàng này tạm dừng hoạt động một cách bất thường.
Để góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) trên địa bàn, hằng năm, các cấp, các ngành, các xã, thị trấn, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện phương án PCTT&TKCN theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn tỉnh là nơi tránh trú bão an toàn cho các tàu, thuyền trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, tại một số khu vực này có một số tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật, gây cản trở dòng chảy, luồng lạch của tàu thuyền, nhưng chưa được xử lý triệt để.
Theo quy định hải sản của ngư dân khai thác phải trở về các cảng cá của tỉnh để làm thủ tục truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác hợp pháp. Tuy nhiên, hiện nay ngư dân ở các địa phương ven biển của tỉnh vẫn chưa chủ động thực hiện khiến cho việc truy xuất nguồn gốc hải sản gặp nhiều khó khăn.