Nam Định mang đậm dấu ấn của nền văn minh lúa nước sông Hồng, lại giao thoa với văn hóa phương Đông và phương Tây qua tôn giáo. Bên cạnh đền, chùa truyền thống, Nam Định còn lưu giữ nhiều công trình đền đài, nhà thờ tráng lệ, những làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.
Triều Nguyễn có nhiều chủ trương trong việc xây dựng những cây cầu mới và sửa chữa những cây cầu cũ có niên hạn.
Quần thể nhà thờ đá và cầu ngói ở Phát Diệm là 2 công trình trăm tuổi có kiến trúc rất độc đáo, riêng biệt của Ninh Bình. Những năm gần đây, ngoài việc bảo tồn, giữ gìn giá trị của 2 công trình trên, chính quyền huyện Kim Sơn còn khai thác tốt tiềm năng du lịch, biến 2 địa điểm này thành nơi thu hút đông đảo du khách mỗi khi đến với vùng đất mở.
Cầu ngói Phát Diệm 122 năm tuổi ở Ninh Bình với kiến trúc độc đáo và từng được in trên bộ tem thư Việt Nam.
Nếu Hội An có chùa Cầu nổi tiếng, Ninh Bình có cầu ngói Phát Diệm,... thì cầu ngói chợ Lương chính là di tích lịch sử nổi tiếng của Thành Nam với hơn 500 năm tuổi.
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) đang được xác định là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là khu vực còn rất nhiều dư địa để phát triển. Tuy nhiên, sau 7 năm kể từ ngày ban hành Chiến lược phát triển các ngành CNVH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đến nay, CNVH vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.
Cầu Ngói chùa Lương (Hải Hậu, Nam Định) là 1 trong những cây cầu cổ nhất với tuổi đời 500 năm của vùng trấn Sơn Nam Hạ xưa. Trải qua nhiều thế kỷ, cây cầu vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp cổ kính, mộc mạc.
Trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, cầu ngói là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Ở đất Thành Nam hiện vẫn còn cây cầu ngói cổ kính, tuổi đời 5 thế kỷ với kiến trúc độc đáo.
Về Quần Anh xưa (xã Hải Anh, Hải Hậu, Nam Định ngày nay), du khách có thể bắt gặp nhiều khung cảnh lãng mạn của một góc quê yên bình. Với vùng đất được hình thành từ năm 1511 cho đến nay, nhiều công trình cổ có giá trị của Quần Anh vẫn còn hiện hữu. Đó là chùa Lương (Phúc Lâm tự) được xây từ thời lập đất. Cùng với ngôi chùa cổ là lễ hội chùa Lương diễn ra từ 14-3 đến 16-3 âm lịch hằng nằm, nhằm tưởng nhớ tứ tổ có công khai khẩn đất Quần Anh xưa.
Với những công trình kiến trúc độc đáo nguy nga, cổ kính có lối kiến trúc mang đậm phương Tây, Nam Định nhanh chóng trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách đặc biệt là giới trẻ Hà Nội.
Dù là đất khoa bảng, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, sở hữu nhiều bãi biển tiềm năng nhưng lâu nay du lịch Nam Định dường như 'ngủ quên', chưa thu hút được nhiều du khách. Trong bối cảnh đó, hành trình khảo sát 'Khai phá đất Sơn Nam' do Câu lạc bộ Du lịch bền vững VGreen, Hội Lữ hành Hà Nội thực hiện vào đầu tháng 4-2021 cho một gợi ý không tồi về việc xây dựng sản phẩm du lịch mới, đưa khách tới thành Nam nhiều hơn.
Với cái nôi của truyền thống khoa bảng, hiếu học, nơi có nhiều hình thức tôn giáo, tín ngưỡng và bề dày văn hóa, lịch sử..., Nam Định ẩn chứa nhiều tiềm năng du lịch cho du khách khám phá và trải nghiệm.
Là một di tích kiến trúc cổ có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa, Cầu ngói Thanh Toàn với lối kiến trúc 'Thượng gia, hạ kiều' (trên nhà dưới cầu) xứng danh cùng chùa Cầu Hội An, cầu ngói Phát Diệm (Ninh Bình), cầu ngói chợ Thượng, cầu ngói chùa Lương (Nam Định), năm cây cầu hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Năm 1990, cầu ngói Thanh Toàn được cấp bằng công nhận là Di tích văn hóa cấp Quốc gia.
Cầu ngói là loại cầu có mái che độc đáo từng được xây dựng phổ biến ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 trở về trước. Ngày nay chỉ còn rất ít cầu ngói được bảo tồn.