Tối 27/6, tại quảng trường biển Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ khai mạc liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 mang chủ đề 'Đậm bản sắc – Bừng tinh hoa'
Sự kiện được tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá giá trị văn hóa ẩm thực của Thanh Hóa; kích cầu, quảng bá du lịch và vinh danh đơn vị, gian hàng OCOP tiêu biểu.
Ẩm thực xứ Thanh vừa có nét chung với ẩm thực dân tộc, vừa có những khác biệt phản ánh những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, văn hóa bản địa, tài năng, sự khéo léo, sáng tạo của các thế hệ người dân nơi đây. Sự khác biệt được tạo nên từ truyền thống ấy đã tạo nên sự độc đáo, mang đậm dấu ấn của xứ Thanh.
Qua các nền văn hóa - văn minh, xứ Thanh - 'một Việt Nam thu nhỏ', đã ghi dấu ấn sâu đậm về 'địa điểm nhiều kỷ niệm về quá khứ giàu truyền thống và vĩ đại', là 'nơi căn bản của nước Nam'... Những trầm tích lịch sử - văn hóa ấy đã kết tinh, lắng đọng, hòa quyện vào nhau dệt nên bức tranh di sản đa sắc, đa thanh, độc đáo, hấp dẫn. Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế ấy, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm khai thác, phát triển du lịch văn hóa trở thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách, 'một nhánh phù sa' màu mỡ trong dòng chảy hiện đại.
Được mệnh danh là 'Việt Nam thu nhỏ' với hơn 1.500 di tích và danh thắng, hội tụ đầy đủ các loại hình du lịch, Thanh Hóa xác định TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ là thị trường tiềm năng để quảng bá và liên kết phát triển du lịch.
Chiều 25-8, tại TPHCM, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng thời giới thiệu những thắng cảnh nổi tiếng của địa phương.
Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Việc trải nghiệm du lịch ẩm thực luôn gắn kết với trải nghiệm văn hóa trong suốt hành trình của du khách, mang lại cho du khách những cảm nhận sâu hơn về văn hóa điểm đến. Tuy nhiên, việc khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực xứ Thanh gắn với định vị thương hiệu điểm đến hiện vẫn còn nhiều hạn chế.
Văn hóa ẩm thực xứ Thanh uống chung mạch nguồn văn hóa ẩm thực của dân tộc, được duy trì, tiếp biến và phát triển mạnh mẽ bởi hai yếu tố: Yếu tố truyền thống và yếu tố địa tự nhiên lịch sử, chính trị, văn hóa'. Ẩm thực xứ Thanh vừa có nét chung với ẩm thực dân tộc, vừa có những khác biệt phản ánh những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, văn hóa bản địa, tài năng, sự khéo léo, sáng tạo của các thế hệ người dân nơi đây. Đó là nội dung, thông điệp mà tác giả Nguyễn Hữu Ngôn muốn truyền tải, lan tỏa tới độc giả qua cuốn sách 'Văn hóa ẩm thực Thanh Hóa' (NXB Thanh Hóa năm 2021).
Chè lam Phủ Quảng; Măng đắng; Phi Cầu Sài... là những món đặc sản nhất định phải thưởng thức khi du lịch Thanh Hóa.
Xứ Thanh không chỉ là miền đất 'địa linh nhân kiệt' mà còn nổi tiếng là một vùng văn hóa ẩm thực phong phú, đặc sắc. Từ vùng núi, đồng bằng đến miền biển của xứ Thanh đều có những món ăn truyền thống, chỉ góp mặt trong đời sống thường ngày nhưng qua bàn tay, sự sáng tạo, chế biến tinh tế của người dân đã trở thành những món ăn 'trứ danh'. Trong đó, nhiều món ăn đã trở thành sản vật tiến Vua một thời, như: Mắm tép Hà Yên (Hà Trung); phi cầu Sài (Hoằng Hóa); bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa, bưởi Luận Văn (Thọ Xuân); mía tím Kim Tân (Thạch Thành)...