Hoàn thành Dự án Kè chống sạt lở Cồn Ngang dài 6,8 km

Ngày 3-8, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Ban Quản lý dự án) Nguyễn Đàm Thành Tuyến cho biết, ngày 2-8, Ban đã phối hợp với các đơn vị liên quan nghiệm thu đưa vào sử dụng Dự án Kè chống sạt lở Cồn Ngang (huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang).

Kè giảm sóng góp phần gây bồi ven biển Gò Công

Trong những năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển diễn ra rất nghiêm trọng, đai rừng phòng hộ dọc theo tuyến biển dần biến mất. Trước tình trạng nêu trên, tỉnh Tiền Giang có nhiều giải pháp ứng phó sạt lở, gây bồi, tạo bãi, tái tạo rừng phòng hộ bằng việc ứng dụng công nghệ kè giảm sóng và đã mang lại hiệu quả bước đầu.

Công nghệ đê giảm sóng: Phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở bờ biển

Bờ biển Tiền Giang thời gian qua phải đối mặt với tình trạng sạt lở rất nghiêm trọng. Đai rừng phòng hộ bị sóng biển xâm thực dần biến mất. Trước tình trạng trên, nhiều giải pháp ứng phó sạt lở bờ biển đã được tỉnh triển khai. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ đê giảm sóng giúp gây bồi, tạo bãi bước đầu đã phát huy hiệu quả trong việc phòng, chống sạt lở.PHÁT HUY HIỆU QUẢ

Tiền Giang quyết tâm bảo vệ cồn Ngang trước tình trạng xói lở nặng nề

Cồn Ngang là vùng đất bãi bồi tự nhiên, nằm ở hạ lưu sông Tiền tiếp giáp với biển Đông, thuộc địa bàn xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Thời gian gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân đã làm cho đất ven cồn này bị xói lở nghiêm trọng. Tỉnh Tiền Giang đã có những giải pháp chống sạt lở, gây bồi để bảo vệ vùng đất nơi 'đầu sóng ngọn gió'.

Dự án Kè chống sạt lở Cồn Ngang sẽ hoàn thành trong tháng 7-2024

Ngày 29-6, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Ban Quản lý dự án) Nguyễn Đàm Thanh Tuyến cho biết, Dự án Kè chống sạt lở Cồn Ngang (gọi tắt là Dự án), huyện Tân Phú Đông, hiện đã được thi công trở lại sau khi kết thúc mùa gió Đông Bắc. Dự án sẽ hoàn thành trong tháng 7-2024, vượt kế hoạch tiến độ đề ra.

Huyện Tân Phú Đông: Tiềm năng phát triển du lịch

Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy Tiền Giang về lãnh đạo xây dựng và phát triển huyện Tân Phú Đông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có đề ra mục tiêu đến năm 2030, huyện Tân Phú Đông là địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế biển, phát triển du lịch sinh thái biển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tiền Giang: Phát huy lợi thế để phát triển huyện cù lao

Thời gian qua, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang nỗ lực triển khai thực hiện theo Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Tân Phú Đông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết 13) và Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - đô thị 3 vùng của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết 10).PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG, NÔNG - THỦY SẢN

Tiền Giang: Nâng cao hiệu quả nghề nuôi thủy sản trên huyện cù lao

Với địa hình cù lao giáp biển, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc phát triển nghề nuôi thủy sản, nhất là địa bàn 2 xã Phú Đông và Phú Tân. Khu vực này là nơi sinh sôi của nhiều giống loài thủy sản như tôm, cua, cá các loại và những loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.5/6 XÃ ĐÃ HÌNH THÀNH VÙNG NUÔI TÔM

Khẩn trương triển khai các dự án phòng, chống

Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang xảy ra nhiều điểm sạt lở bờ sông, bờ biển nghiêm trọng cần được đầu tư xử lý khẩn cấp để bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân.Vài năm trở lại đây, tình hình sạt lở bờ sông Tiền xảy ra thường xuyên và phức tạp đe dọa đến đời sống và sản xuất của người dân. Trong đó, khu vực bến phà Tân Long (xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông) rất đáng báo động. Hiện sạt lở đã ăn sâu vào bên trong đất liền, có chiều dài khoảng 1 km. Nhiều đầm nuôi tôm của người dân cặp theo bờ sông này đã bị sạt lở tấn công. Một số hộ dân vì muốn giữ tài sản của mình nên đã tự bỏ kinh phí để gia cố bờ bao, nhưng cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Báo động nhất là sạt lở tại khu vực này đang đe dọa trực tiếp đến khu vực nhà chờ, cầu phao của bến phà Tân Long.

Gần 240 tỷ đồng khắc phục sạt lở cù lao hạ lưu sông Tiền

Nhằm mục tiêu giảm sóng, khắc phục sạt lở khu vực Cồn Ngang nằm hạ lưu sông Tiền, tiếp giáp biển Đông thuộc địa bàn xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang đang triển khai Dự án kè chống sạt lở Cồn Ngang có tổng vốn đầu tư gần 240 tỷ đồng.

Huyện Tân Phú Đông: Dấu ấn qua nửa nhiệm kỳ

Qua nửa nhiệm kỳ nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) đã lãnh đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội III Đảng bộ huyện đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nhiều dấu ấn trong phát triển kinh tế - xã hội.NHIỀU ĐIỂM NHẤN

Huyện Tân Phú Đông: Luôn quyết tâm vượt khó vươn lên

Với quyết tâm vượt khó vươn lên, huyện Tân Phú Đông đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 13 của Tỉnh ủy, phấn đấu đưa huyện nhà phát triển nhanh và bền vững.1. Quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng huyện những nhiệm kỳ qua, nhất là nhiệm kỳ 2020 - 2025 là phát triển huyện nhanh và bền vững. Chính vì mục tiêu này mà cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở chủ động, tích cực hơn trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Đê giảm sóng kết cấu rỗng - Giải pháp hiệu quả chống xói lở bờ biển

Trước tình trạng xói lở bờ biển xảy ra nghiêm trọng, Tiền Giang đã đầu tư các công trình chống xói lở bằng công nghệ đê giảm sóng kết cấu rỗng, góp phần ngăn chặn tình trạng xói lở, bảo vệ sản xuất, ổn định cuộc sống người dân.

Huyện Tân Phú Đông: Hướng đến nuôi trồng thủy sản bền vững

Với địa hình cù lao ven biển, có nhiều diện tích cồn bãi, môi trường nước thường xuyên mặn lợ, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang có lợi thế trong khai thác đánh bắt và nuôi thủy sản, nhất là địa bàn 2 xã Phú Đông và Phú Tân.LỢI THẾ VÀ KHAI THÁC

Một số giải pháp xử lý tình huống hạn, mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2020 - 2021, tổng lưu lượng nước đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ bằng 55% so với trung bình nhiều năm, thấp hơn năm 2019 và thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Do đó, tình trạng thiếu nước, mặn sớm và xâm nhập sâu sẽ diễn ra.Cũng theo dự báo, trong các tháng mùa khô năm nay sẽ có các cơn mưa trái mùa nên tình hình sẽ ít khốc liệt hơn mùa khô năm 2019 - 2020. Tuy nhiên, nếu thời tiết cực đoan hơn, mưa trái mùa rất ít thì tình hình hạn, mặn năm nay sẽ như mùa khô năm 2019 - 2020. Với hiện trạng và xu hướng sử dụng nguồn nước Mê Kông ở thượng nguồn ngày càng gia tăng, cùng với sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng gay gắt ở ĐBSCL từ nay trở đi, vào mùa khô, hạn, mặn sẽ luôn là vấn đề quan trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang khảo sát công trình phòng, chống sạt lở ở Tân Phú Đông

Sáng 8-5, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng đến khảo sát công trình phòng, chống sạt lở tại khu vực Cồn Ngang và Cồn Cống (xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông).

Tiền Giang: Sạt lở đe dọa sản xuất tại các huyện đầu nguồn sông Tiền

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, tại các huyện đầu nguồn phía Tây đã xảy ra hàng trăm điểm sạt lở lớn nhỏ với tổng chiều dài gần 4.700m.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hưởng khảo sát tình hình sạt lở bờ biển

Sáng 9-10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng đến khảo sát tình hình sạt lở bờ biển tại khu vực Cồn Cống, Cồn Ngang (xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông).