Chiều 23-2, Bệnh viện Quân y 354 (Tổng cục Hậu cần) tổ chức tọa đàm cán bộ, sĩ quan trẻ, với chủ đề 'Sĩ quan trẻ bản lĩnh, sáng tạo, khát vọng cống hiến'.
Động viên các cán bộ, chiến sĩ sang Thổ Nhỹ Kỳ hỗ trợ, cứu trợ thảm họa, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương chia sẻ, 'chúng ta rất hy vọng trong đống đổ nát vẫn còn người sống sót, đang từng giây, từng phút chờ lực lượng cứu hộ, cứu nạn'.
Mới đây, Bộ Quốc phòng đã tổ chức buổi trao quyết định của Chủ tịch nước cho 4 sỹ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi. Trong số các sỹ quan nhận quyết định, lên đường thực hiện nhiệm vụ lần này có Trung tá Phạm Quang Thiều, Trợ lý Phòng Tham mưu Kế hoạch (Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng), được cử đi làm nhiệm vụ Sỹ quan Tham mưu tác chiến kiêm Chỉ huy trưởng các lực lượng Việt Nam tại Phái bộ Cộng hòa Trung Phi thay thế Trung tá Bùi Thanh Văn, đồng thời là Tổ trưởng Tổ công tác chuẩn bị triển khai tại phái bộ Cộng hòa Trung Phi.
Lực lượng mũ nồi xanh Campuchia gồm 346 người, trong đó có 33 nữ đã được cử đi thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Cộng hòa Mali và Cộng hòa Nam Sudan, sau thời gian phải tạm dừng do dịch bệnh Covid-19.
Bộ phận Cảnh sát Liên hợp quốc (UNPOL) tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan vừa tổ chức lễ chào mừng các sĩ quan CAND Việt Nam tới đây làm nhiệm vụ. Buổi lễ diễn ra trong không khí hết sức trang trọng, thiêng liêng và tự hào.
Tối 13/10 tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) lãnh đạo, chiến sĩ các đơn vị nghiệp vụ và gia đình đã tới tiễn 3 sĩ quan CAND lên đường làm nhiệm vụ ở Cộng hòa Nam Sudan. Trước đó, 3 sĩ quan CAND đã có buổi gặp mặt lãnh đạo Bộ Công an.
Thiếu tá Bùi Văn Nhung, sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam, sẽ lên đường làm nhiệm vụ quan sát viên quân sự tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Cộng hòa Nam Sudan.
Những vật dụng cá nhân, món quà kỷ niệm của các nữ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại Cộng hòa Nam Sudan và Trung Phi được trao tặng và lưu giữ tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Theo thông tin từ Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng), mới đây, các thành viên của hai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 đã phối hợp tổ chức chuyến thăm và nhiều hoạt động ý nghĩa tại một trường học trên địa bàn Bentiu, Cộng hòa Nam Sudan.
Ngày Trung tá Nga kết thúc nhiệm kỳ trở về nước, chị bất ngờ khi thấy các em nhỏ người Nam Sudan đến tìm, trao cho chị những món quà bé xinh do tự tay mình làm ra.
Khuya ngày 30-4, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ đón 30 chiến sĩ mũ nồi xanh thuộc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 kết thúc hơn một năm tích cực tham gia công tác gìn giữ hòa bình tại Cộng hòa Nam Sudan.
Chiều 25-4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị điều chuyển Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 (BVDC 2.4) từ Học viện Quân y về Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam.
77 tài liệu hiện vật, trong đó có 56 hiện vật, một clip và 25 ảnh của năm nữ chiến sĩ tham gia gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Nam Sudan và Trung Phi đã được trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Mỗi hiện vật gắn liền với nỗi nhớ gia đình, những kỷ niệm đẹp và đáng trân trọng của các nữ chiến sỹ Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam trong quá trình làm nhiệm vụ tại Nam Sudan và Trung Phi.
Những hình ảnh, hiện vật mà các nữ chiến sĩ đã tham gia công tác tại các Phái bộ Gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc trao tặng Bảo tàng Phụ nữ là nguồn cảm hứng để các thế hệ phụ nữ chung tay viết tiếp trang sử về giá trị và truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt trong thời đại mới.
Có thể thấy, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện khát vọng hòa bình và là mắt xích quan trọng đóng góp cho nền độc lập của dân tộc. Trong thời bình, phụ nữ Việt Nam tiếp tục thể hiện tiếng nói, vai trò và sứ mệnh chung tay đóng góp vì nền hòa bình chung của dân tộc và trên thế giới và họ đã trở thành những nữ chiến sĩ của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại châu Phi với thật nhiều kỷ niệm khó quên trong cuộc đời quân ngũ...
Đây là trường hợp đột quỵ não thứ 3 mà BVDC 2.3 chẩn đoán, xử trí kịp thời và thành công trong điều kiện dã chiến, trang thiết bị y tế còn thô sơ.
Tổng thống Salva Kiir và đối thủ – Phó Tổng thống Riek Machar – đã nhất trí thành lập Bộ Chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang – bước đột phá lớn trong tiến trình hòa giải tại Nam Sudan.Phóng viên TTXVN tại châu Phi đưa tin lãnh đạo các phe phái đối địch ở Nam Sudan ngày 3/4 đã ký thỏa thuận về điều khoản then chốt liên quan đến vấn đề quân sự trong hiệp định hòa bình, động thái được ca ngợi là bước đột phá lớn trong tiến trình hòa giải tại quốc gia châu Phi này.
Tổng thống Salva Kiir và đối thủ - Phó Tổng thống Riek Machar - đã nhất trí thành lập bộ chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang - bước đột phá lớn trong tiến trình hòa giải tại Nam Sudan.
Lễ trao Huy chương vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tặng 63 thành viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 của Việt Nam vừa được tổ chức tại Bentiu, Cộng hòa Nam Sudan. Phát biểu tại buổi lễ, bà Hiroko Hirahara (H.Hi-ra-ha-ra), Trưởng Căn cứ Bentiu của Phái bộ và Chuẩn tướng Dhananjay Joshi (Ð.Giô-si), Quyền Tư lệnh lực lượng Liên hợp quốc tại Nam Sudan đánh giá cao sự cống hiến, tận tâm và phong cách làm việc chuyên nghiệp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 của Việt Nam.
Ngày 15/3, tại Bentiu (Cộng hòa Nam Sudan) đã diễn ra Lễ trao Huy chương 'Vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc' cho các thành viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 (BVDC2.3) của Việt Nam.
63 chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam thuộc Bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan đã vinh dự nhận huy chương vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 Việt Nam tại Nam Sudan được trao Huy chương gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (LHQ) vì sự tận tâm và những đóng góp nổi bật.
Cống hiến hơn 50 năm cho ngành răng hàm mặt (RHM) trong và ngoài quân đội, PGS, TS, BSCK2 Trương Uyên Thái, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn RHM (Học viện Quân y) tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn đau đáu với nghề.
Trung tá Nguyễn Thị Minh Phương đã có nhiều tháng làm nhiệm vụ nữ quan sát viên quân sự tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Nam Sudan.
Trong tuyến tuần tra dài ngày cuối cùng ở vùng biên giới Nam Sudan, tuyến đường chưa có đội nào đi trước nên không có báo cáo sau tuần tra, và cả đoàn 55 người, chỉ có Trung tá Vũ Thị Kim Oanh là nữ.
Sang Nam Sudan với cương vị nữ quan sát viên quân sự thứ 2 của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc từ tháng 9-2021, đến nay Trung tá Vũ Thị Kim Oanh vẫn chưa quên chuyến tuần tra đầu tiên trên dải đất đang chìm trong xung đột.
Việt Nam đã có nhiều đóng góp thiết thực, hiệu quả cho mục tiêu phát triển chung của thế giới.
Khi biến chủng Omicron làm bùng phát dịch trở lại ở khu vực Bentiu, Nam Sudan, kíp phẫu thuật của Bệnh viện MSF bị nhiễm COVID-19 phải cách ly và điều trị, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 Việt Nam đã tiến hành ca mổ bắt con thành công cho một phụ nữ trẻ mang thai bị gù vẹo cột sống nặng. Các y, bác sĩ của bệnh viện đã nhiều lần 'chia lửa', cứu người ở Nam Sudan.
Nhận được yêu cầu hỗ trợ từ bệnh viện MSF (Bentiu, Nam Sudan), kíp phẫu thuật Bệnh viện dã chiến 2.3 Việt Nam đã lập tức lên đường, cứu sống thành công mẹ con sản phụ.
Với 18 năm công tác trong ngành Giáo dục, thầy Nguyễn Cao Cường có không ít đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy cũng như quản lý để học trò ngày càng tiến bộ, bắt kịp xu thế hội nhập của thời đại chuyển đổi số.
Cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến 2.3 thực hiện nhiều biện pháp ứng phó với tình trạng lũ lụt nghiêm trọng tại Bentiu.
Với 12 sĩ quan được cử đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021-2022, đây là một trong những lần Việt Nam triển khai đông đảo nhất các sĩ quan theo hình thức cá nhân sang đảm nhận nhiệm vụ tại địa bàn.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến yêu cầu các sĩ quan nắm chắc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước và quân đội để thúc đẩy các hoạt động về nhân đạo, gìn giữ hòa bình.