Ngay từ đầu năm, huyện Dầu Tiếng tập trung toàn lực, triển khai nhiều giải pháp để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) sau những tác động tiêu cực của dịch bệnh trong suốt một thời gian dài. Quý I-2022, nền KT-XH của huyện đã có những tín hiệu lạc quan, từng bước phục hồi và sẵn sàng để bứt phá trong thời gian tới.
Dầu Tiếng là huyện nằm xa trung tâm của tỉnh. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nhưng Đảng bộ và nhân dân nơi đây đã luôn phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, anh dũng, kiên cường, bất khuất trong kháng chiến để chung sức, chung lòng xây dựng và phát triển quê hương. Những thành tựu đạt được hôm nay sẽ là cơ sở để huyện triển khai những kế hoạch phát triển lớn hơn, dài hơn nhằm xây dựng huyện ngày càng phát triển giàu mạnh, bền vững, văn minh, xứng đáng với truyền thống Dầu Tiếng anh hùng.
Bình Dương kịp thời mở cửa, trở lại trạng thái 'bình thường mới', linh hoạt thích ứng an toàn với tình hình dịch bệnh đã giúp hoạt động xuất khẩu của tỉnh nhanh chóng tăng trưởng trở lại. Kỳ vọng xuất khẩu sẽ bứt phá trong 'thời điểm vàng' cuối năm, dự báo sẽ vượt kế hoạch cả năm.
Thời gian qua, Sở Công thương tỉnh Bình Dương đã nỗ lực lớn để triển khai một số chính sách hỗ trợ đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh song song với phương án phát triển CCN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Với quyết tâm khôi phục sản xuất, bảo đảm 'mục tiêu kép', chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp (DN) Bình Dương đã và đang nỗ lực thiết lập mô hình 3 xanh: 'Nhà máy xanh, DN xanh và công nhân xanh'. Với kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp.