Sáng 11/3, tại Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Bà Triệu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023, kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc tranh đấu giành, giữ nền độc lập. Trong công cuộc ấy, phụ nữ đóng vai trò hết sức quan trọng, với nhiều bậc nữ trung hào kiệt đã làm rạng danh sử sách. Trong cuốn sử vàng ấy, Triệu Thị Trinh – người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Ngô – là một trong những cái tên chói sáng nhất: 'Thiên thượng tinh anh vạn nhuận bích phong hiển Thánh/ Nữ trung hào kiệt, thiên thu bạch tượng truyền thần' (nghĩa là: Tinh anh trên trời, muôn thuở gió xanh hiển Thánh/ Nữ trung hào kiệt, nghìn thu voi trắng truyền Thần).
Sáng 10-3 (tức ngày 19-2 năm Quý Mão), Ban Tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023 và Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Đền Bà Triệu, đã tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023.
Đã nhiều thế kỷ trôi qua, nhưng cuộc khởi nghĩa Bà Triệu vẫn vẹn nguyên ý nghĩa và giá trị. Bởi cuộc khởi nghĩa này là một trong những trang chói lọi trên chặng đường tranh đấu không mệt mỏi cho quyền tự quyết dân tộc trong trường kỳ lịch sử.
Lịch sử còn ghi lại, cách đây 1.775 năm (vào năm 248) tại vùng đất Cửu Chân, người con gái đôi mươi Triệu Thị Trinh cùng anh trai Triệu Quốc Đạt đã vùng dậy đấu tranh chống lại ách nô lệ của nhà Ngô. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy không đập tan ách thống trị của quân Ngô, song đã khẳng định ý chí kiên cường, tinh thần, khí phách anh hùng của nữ tướng Triệu Thị Trinh nói riêng, dân tộc ta nói chung. Qua đó, khẳng định tinh thần đoàn kết, đồng lòng chống giặc ngoại xâm của Nhân dân Cửu Chân.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã ghi lại vô số chương đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng. Đó là những cuộc tranh đấu không ngơi nghỉ cho quyền tự quyết dân tộc, dù phải đối đầu với bất kỳ kẻ thù tàn bạo nào. Trong số đó, khởi nghĩa Bà Triệu - một trong những cuộc nổi dậy có tầm ảnh hưởng và sức công phá mạnh mẽ, đã làm lung lay đến tận gốc rễ thành lũy đô hộ nhà Ngô thời bấy giờ - đã tạc vào sử sách một trang đầy bi hùng và rạng rỡ.
Có lẽ, nguồn nguyên liệu dồi dào và nhiều loại đá quý hiếm ở núi Nhồi cùng bàn tay tài hoa của những người thợ chế tác qua các thế hệ, đã làm nên thương hiệu làng nghề truyền thống chế tác đá làng Nhồi của xứ Thanh, sánh cùng với các làng đá nổi tiếng cả nước như làng đá Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình), làng đá Ái Nghĩa (Đại Lộc, Quảng Nam), làng đá ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), làng đá Bửu Long (Đồng Nai)...
Tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội đền Bà Triệu năm 2023 từ ngày 11-13/3/2023 nhân kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/2 năm Mậu Thìn 248 - 22/2 năm Quý Mão 2023).
1.Huyệt đạo Ngàn Nưa nằm cao vời trên dãy núi Nưa (Na Sơn), ngọn núi chủ của đồng bằng xứ Thanh. 'Đại Nam nhất thống chí' của Quốc sử quán triều Nguyễn soạn vào đời Tự Đức (1848-1883) do Á Nam Trần Tuấn Khải dịch đã chép cụ thể về Na Sơn: 'Ở phía Tây huyện Nông Cống có khu Na Sơn (núi đuổi ma). Tương truyền núi này có rất nhiều ma quỷ, trước có một vị sơn tăng đến đây đọc chú, dần dần quỷ biến mất nên mới gọi tên như thế. Mạch núi từ huyện Lôi Dương đổ lại, từng dãy liên tiếp, dài suốt mười mấy dặm trường'.
Trân trọng giới thiệu sách 'Lịch sử Việt Nam (Từ tiền sử đến năm 2007)' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành.
Đền Bà Triệu ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) là di tích quốc gia đặc biệt, và là ngôi đền thiêng của người xứ Thanh.
Một người dân thôn Minh Tiền, xã Minh Nghĩa, huyện Nông cống, Thanh Hóa đã phát hiện trong khi làm vườn một cụm hiện vật, gồm mấy hũ gốm và một số hạt chuỗi thủy tinh, đá màu mang đậm phong cách những thế kỷ trước, sau Công nguyên.
Mảnh đất Thiệu Trung (Thiệu Hóa) ngày nay được hợp thành từ hai ngôi làng cổ nức tiếng xa gần: 'Khoa bảng lừng danh người Kẻ Rỵ/ Tinh hoa nức tiếng đất Chè Đông'. Trong đó, Kẻ Rỵ không chỉ được biết đến là 'làng khoa bảng' gắn liền cuộc đời và sự nghiệp của nhiều danh nhân tiêu biểu như: Nhà sử học Lê Văn Hưu, Bộc xạ tướng công Lê Lương... Từ thế kỷ X, khi có tên là giáp Bối Lý, cùng với lịch sử hình thành và phát triển chùa Hương Nghiêm, mảnh đất này ghi đậm dấu ấn Phật giáo.
'Làng Giàng trên chợ dưới sông/ Vui người vui cảnh đến không muốn về', vùng đất ngọt ngào vị cam và thơm mùi thuốc lá này là nơi mà trấn thành của tỉnh Thanh Hóa đã đặt liên tục suốt 4 thế kỷ (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII) và xa hơn nữa, từ thời Bắc thuộc, vào các thế kỷ đầu Công nguyên, thì thành Tư Phố - lỵ sở của quận Cửu Chân cũng là đây.
Năm trong khu Di tích quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu, Nghè Eo còn được biết đến với tên gọi Đền Đệ Tứ thờ Linh Quang thần. Di tích tọa lạc trên địa bàn làng cổ Phú Điền, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc). Người dân địa phương tin rằng chính Linh Quang thần đã phù hộ cho Bà Triệu trong khởi nghĩa đánh giặc Ngô xâm lược.
Quốc gia nào cũng có trong thẳm sâu tâm hồn dân tộc một tình yêu quê hương và ý thức quật khởi làm sức mạnh trường tồn.
Đền thờ Bà Triệu nằm trong quần thể di tích Bà Triệu nằm trên địa bàn của làng Phú Điền, xã Triệu Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
Sau thời đại đá (thời tiền sử) là thời đại kim khí (thời sơ sử). Thời đại kim khí chính là thời kỳ hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
Vùng đất Thanh Hóa từng là nơi chứng kiến sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn. Tên gọi Thanh Hóa đã ra đời từ khi nào?
Tưởng nhớ Hai Bà Trưng, xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số bài sử ca tiêu biểu.
Cảnh sơn thủy hữu tình khắp Việt Nam không ít nhưng hiếm một nơi nào, ngay giữa đồng bằng châu thổ, cận kề đô thị vẫn có núi rộng, sông dài và thế núi hình sông tạo thành một vẻ thiêng liêng, kỳ thú đặc biệt như Hàm Rồng.