Zhongzhi và cuộc khủng hoảng shadow banking

Sự lớn lên nhanh chóng của các ngân hàng bóng mờ (shadow bankking) đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng diện rộng. Chính phủ Trung Quốc phải đưa ra những biện pháp kiểm soát hậu quả của một hệ thống tín dụng ngoại bảng ngân hàng được thiết kế cẩu thả và quản lý lỏng lẻo.

Ngày càng có nhiều nhà đầu tư muốn bán bất động sản ở châu Á

Trong tình thế lo ngại bất ổn kinh tế và tình trạng không chắc chắn về triển vọng lãi suất, số lượng nhà đầu tư bất động sản ở châu Á có ý định bán tài sản trong năm 2024 tăng lên mức cao kỷ lục, theo khảo sát của hãng tư vấn CBRE.

Lo rủi ro, Trung Quốc tăng tốc bơm vốn vào các ngân hàng cấp vùng

Năm ngoái, chính quyền các tỉnh của Trung Quốc sử dụng số tiền huy động được từ các đợt phát hành trái phiếu đặc biệt để bơm số vốn kỷ lục 218,3 tỉ nhân dân tệ (31 tỉ đô la Mỹ) vào các ngân hàng yếu kém cấp vùng, tiếp xúc nhiều với lĩnh vực bất động sản. Đó là dấu hiệu cho thấy, họ đang sốt sắng kiểm soát các rủi ro dâng cao trong một khu vực quan trọng của hệ thống tài chính đất nước.

Giải cứu BĐS nhìn từ 'cuộc chiến' Thông tư 06

Cho vay bất động sản luôn là 'miếng bánh ngon' đối với các ngân hàng, nên luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng dư nợ cho vay khách hàng và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, quy mô dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản tăng đều qua các năm, đến nay đạt trên 2,7 triệu tỷ đồng, chiếm 21,63% tổng dư nợ nền kinh tế.

Trung Quốc siết hệ thống shadow banking

Trên thực tế, Trung Quốc đã sớm nhận thấy vấn đề mà các ngân hàng bóng mờ – ngân hàng ngầm (shadow banking) tạo ra và có các biện pháp giảm ảnh hưởng của các định chế này từ năm 2012. Tuy nhiên, các biện pháp mà Bắc Kinh đưa ra từ năm 2017-2018 mới tạo nên những thay đổi đáng kể nhất đến nay…

Chỉnh sửa Thông tư 06 để lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ

Nếu Thông tư 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bỏ tư duy cấm đoán và áp đặt trọng số rủi ro 1.250% như Mỹ, Trung Quốc…, thì mọi tranh cãi gay gắt có thể kết thúc, đồng thời đảm bảo lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Thời kỳ kỹ thuật số của các nghĩa trang ở thủ đô Trung Quốc

Trước tình trạng dân số già đi nhanh chóng và khan hiếm đất đai, thủ đô của Trung Quốc đang thí điểm các không gian chôn cất với màn hình điện tử thay cho nghĩa trang và bia mộ bằng đá truyền thống.

Làm cách nào để đại gia đứng sau thao túng nhà băng từ bỏ sở hữu chéo?

Bàn về sở hữu chéo, nhiều đại biểu Quốc hội đã chỉ ra ai cũng biết 'đại gia' đứng sau nhà băng nhưng không thể chỉ mặt đặt tên. Vì sao nên nỗi, và giải pháp chấm dứt sở hữu chéo là gì?

Hãng xe điện BYD mua lại 100% công ty bảo hiểm E An

Hãng xe điện BYD của Trung Quốc đã được các cơ quan quản lý 'bật đèn xanh' để tiếp quản một đơn vị bảo hiểm trực tuyến đã phá sản với kế hoạch biến đơn vị này thành một nhà cung cấp bảo hiểm ô tô.

WB phê duyệt khoản vay 345 triệu USD cho Trung Quốc phát triển nông nghiệp

Văn phòng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Bắc Kinh ngày 29/4 cho biết, WB đã phê duyệt khoản vay trị giá 345 triệu USD để tăng cường phát triển nông nghiệp xanh và các vùng nông thôn ở Trung Quốc.

Những tín hiệu từ kỳ họp Quốc hội Trung Quốc

Trung Quốc dường như đã chuẩn bị cho một quá trình cạnh tranh đường dài với Mỹ để trở thành siêu cường kế tiếp. Điều này dường như càng chính xác khi những gì mà kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 14 (tương đương với kỳ họp Quốc hội) vừa kết thúc tuần qua. Qua cải cách bộ máy tổ chức và đề bạt một số nhân sự trọng yếu, có thể thấy ưu tiên của Trung Quốc tiếp tục là các từ khóa 'Đảng', 'Khoa học', 'An ninh', 'Ổn định' và 'Kinh tế'.

Thị trường bất động sản ảm đạm: Trung Quốc 'dồn lực' cho kênh đầu tư khác

Việc Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) vẫn hoạt động độc lập như đề xuất cải tổ chỉ ra rằng các nhà chức trách Trung Quốc nhận thấy quy mô và vai trò của của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế đang tăng lên trong những năm tới, vượt mặt bất động sản trở thành kênh đầu tư tiềm năng.

Trung Quốc thành lập cơ quan quản lý tài chính mới, quyết tâm siết lại thị trường

Trung Quốc sẽ thành lập một cơ quan quản lý tài chính quốc gia, theo một kế hoạch được công bố vào 7-3, trong cuộc đại tu lớn nhất của bộ máy giám sát tài chính của đất nước trong nhiều năm.

Trung Quốc sắp kết thúc cuộc 'đàn áp công nghệ' kéo dài hai năm qua

Alibaba, Tencent, Didi và Meituan có thể mong đợi sự bình thường mới khi hoạt động siết chặt quản lý của chính phủ sắp kết thúc.

Trung Quốc kết thúc chiến dịch chấn chỉnh các gã khổng lồ công nghệ

Ông Quách Thụ Thanh, Bí thư đảng ủy Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc (PBoC), đồng thời là Chủ tịch Ủy ban quản lý ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC), cho biết chiến dịch chấn chỉnh các tập đoàn công nghệ lớn nhất đất nước đã đến giai đoạn kết thúc và chỉ còn một số ít vấn đề cần giải quyết.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 4/1

Các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 4/1, khi giới đầu tư theo dõi các động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại nước này vẫn đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 4/1

Các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 4/1, khi giới đầu tư theo dõi các động thái mở cửa trở lại của Trung Quốc trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại nước này vẫn đang gia tăng.

Trung Quốc thông báo tăng hỗ trợ tài chính các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng do COVID-19

Sau thông báo nới lỏng các biện pháp phòng dịch và mở cửa lại biên giới, chính quyền Trung Quốc cho biết sẽ hỗ trợ tài chính cho những ngành dịch vụ bị ảnh hưởng từ COVID-19, đặc biệt du lịch và ẩm thực.

Thị trường bất động sản liệu có khởi sắc trong năm 2023?

Hầu hết giá nhà tại các quốc gia có thể giảm trong năm sau. Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh bất động sản được dự báo cũng không khả quan hơn quá nhiều so với năm nay.

Trung Quốc tìm cách giúp người dân sớm mua được nhà

Nhiều giải pháp trong kế hoạch 16 điểm của giới chức Trung Quốc đã hướng đến việc nới lỏng các khoản vay và tạo điều kiện cho người dân nhanh chóng sở hữu ngôi nhà đầu tiên.

Trung Quốc bơm 179 tỷ USD giải cứu bất động sản

6 ngân hàng lớn của Trung Quốc đã tung gói hỗ trợ tài chính trị giá 1.280 tỷ nhân dân tệ, tương đương 179 tỷ USD cho các doanh nghiệp địa ốc.

6 ngân hàng lớn Trung Quốc bắt tay 'giải cứu' thị trường bất động sản

Các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của Trung Quốc vừa ký thỏa thuận cấp 140 tỷ USD cho các doanh nghiệp bất động sản, nhằm tạo điều kiện ổn định và lành mạnh của thị trường.

Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc rót 179 tỉ đô la tín dụng cho bất động sản

Các ngân hàng quốc doanh lớn nhất Trung Quốc, dẫn đầu là Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), cam kết hỗ trợ tài chính ít nhất 1,28 nghìn tỉ nhân dân tệ, tương đương 179 tỉ đô la Mỹ cho các nhà phát triển bất động sản. Đây được xem là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm ổn định tình trạng hỗn loạn trên thị trường bất động sản của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trung Quốc giải cứu bất động sản: Đã đến lúc 'ăn mừng' hay chưa?

Giới phân tích đang có ý kiến trái chiều về thời điểm thị trường bất động sản Trung Quốc có thể phục hồi...

Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng ổn định dòng vốn cho lĩnh vực bất động sản

Các nhà chức trách Trung Quốc tiếp tục đưa ra những động thái mới nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các công ty bất động sản đang gặp khó khăn.

Trung Quốc 'quay xe' giải cứu bất động sản

Đặt chân xuống sân bay Suvarnabhumi ngày 6-11, điện thoại của tôi đã hiển thị một loạt tin nhắn từ các bạn ở Trung Quốc. Đại ý: Chính quyền 'quay xe' với chính sách bất động sản (BĐS). Tôi nửa tin nửa ngờ, vì chỉ hơn 1 tuần trước đó, nhiều phân tích của báo chí phương Tây cho rằng chính sách kinh tế của Trung Quốc sẽ không thay đổi đáng kể dưới nhiệm kỳ mới của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Giải cứu doanh nghiệp bất động sản nhìn từ Trung Quốc

Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực chấm dứt cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản.

Tài sản của 2 'bà trùm' địa ốc bất ngờ tăng gần 4 tỷ USD chỉ trong vài giờ

Sau khi chính quyền Trung Quốc công bố gói giải cứu toàn diện đối với lĩnh vực bất động sản, chỉ trong vài giờ tài sản của hai 'bà trùm' địa ốc nước này đã tăng tổng cộng 3,6 tỷ USD.

Trái phiếu chính phủ Trung Quốc bị bán tháo khi giới đầu tư hướng sang cổ phiếu

Trái phiếu chính phủ ngắn hạn của Trung Quốc đang trải qua đợt giảm giá mạnh nhất kể từ giữa năm 2020. Cú sụt giá này, được thúc đẩy bởi sự chuyển hướng sang các tài sản rủi ro hơn bao gồm cổ phiếu, khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ vội vã rút tiền khỏi các sản phẩm có thu nhập cố định, hay còn gọi là sản phẩm quản lý tài sản (WMP- wealth management products) do các ngân hàng phát hành. Điều này càng làm trầm trọng thêm vòng xoáy giảm giá và càng khiến nhiều người rút tiền khỏi WMP. Tình trạng bán tháo cũng cũng lan sang trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao nhất, khiến lợi suất của chúng tăng kỷ lục trong tuần này.

Loạt biện pháp 'cứu nguy' cho thị trường bất động sản của Trung Quốc

Trung Quốc đang chạy đua với việc tháo gỡ khủng hoảng của thị trường bất động sản bằng hàng loạt các biện pháp như cắt giảm lãi suất, thúc giục các ngân hàng lớn tăng khoản tài trợ với lĩnh vực này.

Hai nữ đại gia bất động sản kiếm 3,6 tỷ USD trong vài giờ

Hai nữ đại gia bất động sản có thêm 3,6 tỷ USD chỉ trong vài giờ, sau khi Trung Quốc có động thái cứu thị trường nhà đất.

Kế hoạch 16 bước giải cứu các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc

Các cơ quan quản lý tiết lộ kế hoạch cứu trợ tài chính sẽ giúp các nhà phát triển trong ngành bất động sản tránh được một cuộc khủng hoảng tín dụng.

Bất động sản: Bắc Kinh thực hiện các biện pháp giảm bớt căng thẳng tín dụng, ổn định khu vực

Kế hoạch giải cứu gồm 16 biện pháp của Bắc Kinh nhằm ổn định lĩnh vực bất động sản chao đảo đang được các nhà phân tích ca ngợi là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy quyết tâm của chính phủ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng, đánh dấu một 'bước ngoặt' đưa BĐS trên con đường phục hồi.

Trung Quốc tung ra gói giải cứu bất động sản

Trung Quốc vừa ban hành gói chính sách nới lỏng sâu rộng đối với lĩnh vực bất động sản bao gồm 16 điểm. Điểm đáng chú ý nhất là cho phép giãn nợ đối với các công ty phát triển nhà ở, gia hạn thời gian quy định giới hạn cho vay bất động sản ở các ngân hàng.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bị điều tra tham nhũng

Phó thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc , Fan Yifei (Phạm Nhất Phi) đã bị bắt để điều tra vì bị nghi ngờ 'vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng', cụm từ thường ám chỉ đến tội danh tham nhũng, theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm 5-11. Vụ bắt giữ này được xem là một phần của chiến dịch làm trong sạch đội ngũ quan chức tài chính cấp cao của Trung Quốc.

Các vụ bê bối làm lung lay niềm tin vào hệ thống ngân hàng Trung Quốc

Ngành ngân hàng Trung Quốc vừa phải đối mặt với hai cú sốc lớn: vụ lừa đảo tài chính tại các ngân hàng nông thôn và làn sóng dừng trả nợ liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Các vụ bê bối đã làm bộc lộ những rủi ro mang tính hệ thống và làm xói mòn niềm tin của người dân vào ngành ngân hàng Trung Quốc.Trong khi các rủi ro hệ thống là có thể xử lý được, ngành ngân hàng Trung Quốc vẫn sẽ phải gánh chịu những tổn thất đáng kể từ các vụ bê bối, đặc biệt là nhóm 4.000 ngân hàng nhỏ và vừa hiện đang nắm giữ 14.000 tỉ đô la Mỹ tài sản.

Trung Quốc điều tra Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin

Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Tiêu Á Khánh (Xiao Yaqing) đang bị điều tra vì tình nghi vi phạm kỷ luật và pháp luật.

Tín dụng bất động sản Trung Quốc bất ngờ tăng nhanh nhất 3 năm qua

Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc cam kết hỗ trợ cho vay để giúp các nhà phát triển bất động sản hoàn thành dự án bị đình trệ và kích cầu trong nước.

Sóng gió đã nổi lên ở thị trường bất động sản Trung Quốc

Nền kinh tế Trung Quốc, vốn đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong hai năm qua, giờ đây lại đang phải đối mặt với những rủi ro mới trên thị trường bất động sản, từ làn sóng tẩy chay lan rộng cho tới những số liệu kinh tế kém khả quan.

2 vụ bê bối khiến các ngân hàng Trung Quốc chao đảo

Bắc Kinh đang chật vật đối phó với 2 bê bối khiến ngành ngân hàng lao đao. Đó là làn sóng dừng trả nợ của người mua nhà và vụ lừa đảo tài chính khiến nhiều người có thể mất trắng.