Với tiềm năng du lịch phong phú, huyện Bảo Lạc đang nỗ lực 'lột xác' để tạo dựng hình ảnh du lịch hấp dẫn hơn, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Đón bắt cơ hội du lịch mới trong sự kiện Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng, hiện nay, huyện Bảo Lạc đang xúc tiến làm mới sản phẩm du lịch, tăng sức hấp dẫn, nâng cao chất lượng để đón khách trong nước và quốc tế đăng ký đến trải nghiệm sau khi tham dự hội nghị.
Ngày 21/5, Đoàn chuyên gia Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO do ông Guy Martini, chuyên gia cao cấp, Chủ tịch Hội đồng Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO làm trưởng đoàn đến làm việc với tỉnh về công tác chuẩn bị Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng. Cùng đi có PGS.TS. Trần Tân Văn, chuyên gia cao cấp, Ủy viên Hội đồng Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO thành viên.
Sáng 6/5, UBND tỉnh tổ chức chương trình làm việc về công tác chuẩn bị đón Đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO. Đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn cầu tỉnh Lạng Sơn chủ trì buổi làm việc.
Từ ngày 24 - 27/4, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng phối hợp Ban Quản lý CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) tổ chức hoạt động kết nối cho mạng lưới đối tác CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn khảo sát các tuyến du lịch trải nghiệm tại CVĐC Non nước Cao Bằng.
Chiều 19/4, lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) chủ trì cuộc họp rà soát, đánh giá tiến độ, triển khai các nội dung chuẩn bị đón Đoàn chuyên gia UNESCO khảo sát thực địa Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn.
Ngày 19/4, tại Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Cao Bằng tổ chức họp mở rộng chuẩn bị tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APGN) năm 2024 tại Cao Bằng.
Sáng 17/4, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh chủ trì cuộc họp chuẩn bị tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 tại Cao Bằng.
Ngày 21/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tổ chức hội nghị triển khai công tác du dịch và Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng năm 2024.
Với nhiều lợi ích mang lại cho sự phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường, Phú Yên đang triển khai đồng bộ việc xây dựng, lập hồ sơ hướng đến thành lập Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Điều này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh.
Ngày 15/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức buổi làm việc phối hợp triển khai các nhiệm vụ bảo vệ và phát huy các điểm di sản Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng trên địa bàn huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh.
Du lịch Cao Bằng bùng nổ ấn tượng với hàng loạt sự kiện, thu hút đông đảo du khách nội địa, quốc tế. Cùng với đó là sự tham gia tích cực, chủ động của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc đầu tư cơ sở vật chất, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch, tạo động lực để du lịch Non nước Cao Bằng tiếp tục bứt phá.
Tích cực triển khai các khuyến nghị của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO, bước vào xuân mới 2024, di sản CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng mở ra cơ hội mới, kết nối sâu rộng hơn với bạn bè quốc tế về du lịch, văn hóa, hợp tác, đối ngoại.
Bộ KH&CN vừa nghiệm thu nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia 'Nghiên cứu đánh giá giá trị di sản địa chất và các di sản khác làm cơ sở khoa học hướng tới thành lập công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO ở tỉnh Phú Yên'. Việc nghiệm thu đề tài nhằm xác định, đánh giá được giá trị di sản địa chất và các di sản khác ở Phú Yên; xây dựng được luận cứ khoa học cho hồ sơ thành lập CVĐC toàn cầu UNESCO ở tỉnh Phú Yên.
Bộ KH&CN vừa họp Hội đồng nghiệm thu và thông qua nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia 'Nghiên cứu đánh giá giá trị di sản địa chất và các di sản khác làm cơ sở khoa học hướng tới thành lập Công viên địa chất toàn cầu (CVĐC) UNESCO ở tỉnh Phú Yên'.
Năm 2023, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó, tập trung mở rộng hợp tác, liên kết, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, từng bước phát triển CVĐC Non nước Cao Bằng, đưa hình ảnh CVĐC Toàn cầu UNESCO đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.
Giao thông 'ưu tiên số 1' để kết nối phát triển
Tối 28/10, tại thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn), tỉnh Hà Giang long trọng tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu thành viên mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ 3 và khai mạc Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang lần thứ 9 năm 2023.
Tối 28/10, tại thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn), tỉnh Hà Giang long trọng tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu thành viên mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ 3 và khai mạc Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang lần thứ 9 năm 2023.
Đoàn chuyên gia của UNESCO sẽ tiến hành thẩm định thực địa tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông để đưa ra những góp ý, khuyến nghị nhằm góp phần giúp 'Xứ sở của những âm điệu' phát triển hơn nữa.
Với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, giá trị văn hóa - đặc trưng sinh thái bản địa, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông là 1 trong 3 trụ cột phát triển kinh tế đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII định hướng.
Ngày 27/7, tại xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức về di sản địa chất và CVĐC.
Tỉnh Cao Bằng thuộc vùng du lịch trung du và miền núi phía Bắc, có trên 333km đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc, giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế đối ngoại. Tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, đa dạng, được ví như 'viên ngọc xanh' của vùng Đông Bắc Việt Nam.
Trước đây, khi nhắc đến Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), người ta lại nhớ đến một nơi đầy gian khó với địa hình chủ yếu là những ngọn núi đá gập ghềnh, hiểm trở. Hiện nay, sau 10 năm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, diện mạo của Cao nguyên đá Đồng Văn đã có nhiều đổi thay, khởi sắc. Cùng với đó, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây luôn được tỉnh Hà Giang quan tâm, gìn giữ, là điểm tựa góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, cải thiện tình hình kinh tế - xã hội ở địa bàn miền núi Hà Giang.
Di sản địa chất là những địa điểm trên trái đất nơi lưu giữ các bằng chứng, những dấu ấn của quá trình hình thành và phát triển của lịch sử tiến hóa sự sống của một vùng, một khu vực trên trái đất, như các cảnh quan, các di chỉ hóa thạch cổ sinh vật, các miệng núi lửa đã tắt hoặc đang hoạt động, các hang động, hẻm vực sông, hồ tự nhiên, thác nước, các diện lộ tự nhiên của đá và quặng... Những địa điểm như vậy rất có giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử và tiềm năng thu hút các nhà khoa học và khách du lịch. Chúng được gọi chung là di sản địa chất (DSĐC) - dạng di sản hàng đầu trong số các di sản thiên nhiên.
Tổ chức Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960 - 09/7/2020) và Phát động Cuộc thi 'Check in Cao Bằng'; Tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch; Triển khai các hoạt động về quảng bá, xúc tiến du lịch địa chất trong vùng CVĐC Non nước Cao Bằng trong tháng 7 là những thông tin du lịch tiêu biểu tại tỉnh Cao Bằng.