Bảo đảm tiến độ các dự án và giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thanh Hóa xác định đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, ngay từ những ngày đầu năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã có các hội nghị, văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương, các chủ đầu tư tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ để thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Sân khấu cho thiếu nhi: Bình mới rượu cũ

Cứ vào dịp 1/6, các chương trình nghệ thuật dành cho thiếu nhi lại có dịp nở rộ. Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, năm nay, các sân khấu đã tưng bừng trở lại, tuy nhiên, nhiều nhà hát vẫn rụt rè trong việc dựng vở mới, thay vào đó là làm mới, dàn dựng lại các chương trình cũ.

Phát huy vai trò của người cao tuổi trong xây dựng đời sống văn hóa

Là những 'cây đa, cây đề' có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội, những năm qua người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn phát huy vai trò 'tiên phong' trong việc nêu gương thực hiện cuộc vận động 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư'. Qua đó, góp phần xây dựng gia đình văn hóa, xã hội văn minh, hiện đại.

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững

Vài năm trước, khi còn là hộ nghèo của xã, chị Phạm Thị Hằng, thôn Chò Tráng, xã Cao Ngọc (Ngọc Lặc) chẳng dám tin mình sẽ có những cánh rừng được phủ xanh như bây giờ. Thế rồi thông tin về nguồn vốn vay tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã nhen nhóm cho gia đình chị hy vọng thoát cảnh khó khăn. Mạnh dạn vay 50 triệu đồng nguồn vốn cho vay hộ nghèo, chị Hằng đầu tư trồng rừng với các loại cây keo, luồng... Những cánh rừng nhờ bàn tay cần cù chăm sóc của chị luôn xanh tốt, phát triển. Tiền bán keo, luồng khi thu hoạch, một phần chị trả nợ ngân hàng, còn lại chị tiếp tục mua cây giống, phân bón, chăm sóc rừng và đến cuối năm 2020, gia đình chị đã thoát nghèo.

Đến tháng 4-2022, huyện Ngọc Lặc có 151 công trình thủy lợi, ngoài hồ Cống Khê (thị trấn Ngọc Lặc) theo thiết kế có dung tích chứa 4 triệu 380 ngàn m3 nước, còn lại là hồ, đập vừa và nhỏ, hàng năm đảm nhận tưới cho khoảng 2.200 ha/vụ.

Ngày xuân của người Mường

Trong đại gia đình các dân tộc xứ Thanh, đồng bào dân tộc Mường chiếm dân số đông, chỉ đứng sau người Kinh. Có nguồn gốc từ người Việt cổ, đời sống văn hóa tinh thần của người Mường phong phú và đặc sắc với nhiều lễ tục đặc biệt thể hiện triết lý, nhân sinh quan được lưu giữ trong hoạt động hàng ngày.

Nghệ nhân dân gian 'giữ hồn' văn hóa Mường

Với những giá trị văn hóa đặc sắc, lễ hội - trò diễn Pôồn Pôông của người Mường (Ngọc Lặc) đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó nghệ nhân dân gian Phạm Thị Tắng sinh sống tại làng Lỏ, xã Cao Ngọc được ví như người 'giữ hồn' di sản.

Giả danh người khác để chiếm đoạt tài sản cũng không thoát

Công an huyện Mai Châu vừa phá thành công chuyên án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đáng chú ý, để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, đối tượng đã giả danh một người dân đang sinh sống ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

Huyện Ngọc Lặc triển khai thực hiện công tác phòng, chống thiên tai

Để chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) trong mùa mưa bão, huyện Ngọc Lặc đang tích cực triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

3 nhà hàng chay có không gian đẹp ở TP.HCM

Một bữa chay trọn vẹn bao gồm 2 yếu tố quan trọng: món ăn tươi ngon, thanh mát và không gian thưởng thức bình yên, trong lành.

Huyện Ngọc Lặc xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả

Từ nhiều năm nay, huyện Ngọc Lặc đã thực hiện các chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp. Đây được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy ngành nông nghiệp địa phương phát triển bền vững, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo.

Giữ gìn 'báu vật' văn hóa Mường: Những người 'giữ lửa'

Văn hóa và Đời sống - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường xứ Thanh, không chỉ góp phần xây dựng, nâng cao đời sống tinh thần mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Và các nghệ nhân là những hạt nhân bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy các di sản văn hóa đó tới thế hệ tiếp theo. Bằng sự đam mê, lòng nhiệt huyết, họ mong muốn 'hồn cốt', tinh hoa văn hóa dân tộc được gìn giữ vẹn nguyên.