Theo bà Nguyễn Thị Thùy Liên, Trưởng ban quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, một trong 4 di tích quốc gia đặc biệt của Hải Dương, trong những ngày đầu nghỉ Tết Nguyên đán đã đón khoảng 5.000 lượt du khách đến chiêm bái và dâng hương.
Không chỉ từ ngày mùng 1 Tết, mà ngay khi tiếng chuông báo thời khắc giao thừa vừa điểm, nhiều người đã đến đền, chùa thăm viếng, cầu may.
Theo lãnh đạo huyện Cẩm Giàng, di tích quốc gia đặc biệt đền Xưa (xã Cẩm Vũ) đã được bàn giao về Ban Quản lý di tích huyện. Trước đó, di tích này do UBND xã Cẩm Vũ quản lý, khai thác.
Năm 2023, huyện Cẩm Giàng sẽ khởi công 16 dự án đầu tư công mới, có tổng khái toán trên 194 tỷ đồng, từ ngân sách của huyện và các nguồn hợp pháp khác.
Tuyến đường này phải tạm dừng đầu tư do còn khó khăn về nguồn vốn.
Kinh phí thực hiện dự án được trích từ nguồn ngân sách huyện Cẩm Giàng, ngân sách xã Định Sơn và các nguồn xã hội hóa.
Báu vật quốc gia có từ cuối thế kỷ 17 tại ngôi chùa Giám, thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương chính là tòa Cửu phẩm Liên Hoa – Cối kinh. Đây là công trình Phật giáo độc đáo ở Việt Nam.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 10 (lần 3), UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng liên quan đến thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Hải Dương hiện có 8 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia. Đây là những tài sản vô giá, nếu không được giữ gìn, bảo quản cẩn thận hoặc bị mất đi thì không gì có thể thay thế được.
Cuốn sách hiện có tại Thư viện tỉnh Hải Dương.
Từ năm 2017 đến nay, các di tích tại huyện Cẩm Giàng được đầu tư tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí hơn 141 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh, huyện, xã gần 15 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 126 tỷ đồng.
Ngày 1/5, tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương tổ chức khai hội đền Bia. Đây là nơi thờ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Để các di tích trên địa bàn tỉnh không bị xâm hại, xuống cấp, thì ngoài trách nhiệm của ngành văn hóa, cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của chính quyền cơ sở và người dân.
Ngày 22.3, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát việc bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Cẩm Giàng.
Theo thông tin từ các Ban quản lý di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ ngày 31/1 đến ngày 4/2, các khu di tích, danh thắng đã đón hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến dâng hương, chiêm bái.
Trong ngày mùng 1 Tết, di tích quốc gia đặc biệt Văn miếu Mao Điền và cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia của huyện Cẩm Giàng tấp nập du khách đến vãng cảnh, cầu an.
Đề tài khoa học đổi mới cách dạy và học lịch sử trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 của thầy Nguyễn Văn Lập, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Diệu (Gia Lộc) đã mang lại hứng thú cho học sinh trong học tập.
Thuộc cụm di tích quốc gia đặc biệt thờ Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh, đến nay nghè Giám ở xã Định Sơn (Cẩm Giàng) vẫn giữ được kiến trúc nghệ thuật độc đáo sau hàng trăm năm tồn tại.
Huyện Cẩm Giàng đầu tư 15 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo một số hạng mục chùa Giám ở xã Định Sơn.
Chiều 27.11, lãnh đạo UBND huyện Cẩm Giàng, lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cẩm Giàng kiểm tra di tích chùa Giám ở thôn 2, xã Định Sơn.
Sáng 26.11, đồng chí Trần Văn Quyết, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Giàng tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với cán bộ, đảng viên, nhân dân xã Định Sơn.
Nằm trong cụm di tích quốc gia đặc biệt đền Xưa - chùa Giám - đền Bia của huyện Cẩm Giàng, chùa Giám ở thôn 2, xã Định Sơn đang xuống cấp nghiêm trọng.
Ngay sau Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ xã Định Sơn (Cẩm Giàng) đã nhanh chóng cụ thể hóa các chương trình, nhiệm vụ để thực hiện Nghị quyết Đại hội.
5 năm qua, Hải Dương đã có nhiều chủ trương, quyết sách đúng đắn trên các lĩnh vực văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
5 năm qua, thành tựu nổi bật nhất của Cẩm Giàng là đạt chuẩn huyện nông thôn mới sớm hơn 2 năm và Văn miếu Mao Điền, cụm di tích đền Xưa - chùa Giám - đền Bia được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Là địa phương duy nhất của tỉnh có 2 di tích quốc gia đặc biệt, Cẩm Giàng đã và đang nỗ lực phát huy giá trị các di tích, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Các phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến ở Cẩm Giàng đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương.
Số di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương tăng mạnh sau hơn 10 năm; Triển lãm lần thứ 5 của nhóm họa sĩ Sơn ta Việt Nam tại Hà Nội; Khai trương Văn phòng Thông tin và Hỗ trợ khách du lịch tỉnh Hà Nam là những thông tin văn hóa và du lịch nổi bật tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Đa số người dân, du khách đến các di tích của Hải Dương tham quan đều thực hiện tốt quy định phòng chống dịch bệnh.
Hôm nay, 1-5, các khu di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương được mở cửa đón du khách trở lại sau một thời gian tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19. Nhưng lượng du khách tại các điểm đến đều thưa vắng.
Chùa Giám có tên chữ là Nghiêm Quang tự thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Chùa được khởi dựng vào thời Lý, cuối thế kỷ 17. Đến đầu thế kỷ 18 được xây dựng lại với quy mô lớn theo kiểu 'Nội công ngoại quốc'. Chùa Giám được xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1974, đến năm 2017 được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cửu phẩm Liên Hoa là một dạng tháp hết sức đặc biệt trong hệ thống điêu khắc và kiến trúc của Phật giáo Việt Nam, là biểu hiện kết tinh của 3 dòng tư tưởng Thiền- Tịnh- Mật tông. Hiện cả nước chỉ còn 3 tòa Cửu phẩm Liên Hoa có niên đại từ thế kỷ thứ 17- 18, trong đó có hai tòa ở chùa Động Ngọ và chùa Giám (Hải Dương) đã được công nhận bảo vật quốc gia mà chúng tôi đã phản ánh.
Từ ngày 1-9.3, lượng khách đến các khu di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh ta tiếp tục giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong lúc đang đi du xuân đầu năm tại Thiền viện Trúc Lâm (Chùa Giám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), thầy Mến đã dũng cảm lao xuống hồ cứu một cháu bé thoát khỏi đuối nước.
Trong lúc đi vãn cảnh ở Thiền viện Trúc Lâm (Chùa Giám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), một cháu bé không may bị rơi xuống hồ nước. May mắn cháu đã được một thầy giáo cứu sống kịp thời.
Phát hiện trẻ em bị đuối nước, thầy Mến đã dũng cảm lao xuống hồ trong tiết trời rét lạnh, bơi tìm cứu sống.
Sở Khoa học và Công nghệ vừa tổ chức nghiệm thu đề tài 'Xuất bản bộ sách di sản Hán Nôm tại các di tích xếp hạng quốc gia tỉnh Hải Dương' do Hội Sử học tỉnh chủ trì thực hiện trong 2 năm 2018-2019.
Đại danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người thôn Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng. Ông mồ côi cha mẹ từ khi 6 tuổi, đến chùa Giám xã Cẩm Sơn làm tiểu đồng kiếm sống và được nhà sư ở đây nuôi ăn học. Năm 22 tuổi (1351) ông thi đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa để nghiên cứu y dược học cứu giúp nhân dân trong vùng, ông là người chữa khỏi bệnh cho hoàng hậu nhà Minh (Trung Quốc) đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về văn hóa, y học tiêu biểu là 2 tác phẩm: Nam dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư bằng chữ Hán và chữ Nôm… Ông được tôn vinh là vị Thánh thuốc Nam, được coi là ông tổ của ngành y được dân tộc với phương châm 'Nam dược trị Nam nhân'.
Theo Ban Quản lý di tích huyện Cẩm Giàng, từ đầu năm đến nay, các di tích trong huyện đón 90.000 lượt khách, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 23/3/, tại Di tích lịch sử văn hóa Đền Bia, Đền Xưa và Chùa Giám thuộc huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), tập thể cán bộ, giảng viên và hơn 1.000 sinh viên, học viên năm thứ nhất Học viện Y - Dược cổ truyền Việt Nam dâng hương tưởng niệm nhân ngày giỗ Đại Danh Y Thiền sư Tuệ Tĩnh.