Anh Phạm Văn Sự, 44 tuổi, trú phường Thanh Sơn (TP Uông Bí, Quảng Ninh) có hơn 20 năm miệt mài chăm sóc vườn xích tùng rộng cả 1.000 m2.
Cứ mỗi độ tháng 3, núi rừng Yên Tử (Quảng Ninh) như được khoác lên mình chiếc áo cà sa bởi màu vàng thanh khiết của triệu triệu bông hoa mai vàng khoe sắc giữa non thiêng Yên Tử.
Hôm nay, 19-2 (10 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra lễ khai hội xuân Yên Tử năm 2024.
Giống mai rừng Yên Tử đứng trước nguy cơ tuyệt chủng đang được các nghệ nhân ở làng hoa Bình Khê, TX Đông Triều (Quảng Ninh) gây giống, chăm sóc một cách đặc biệt.
Ở Yên Tử, xích tùng phân bố ở khu vực am Dược, chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiêu, Bảo Sái, Hòn Ngọc, Tháp Tổ, đường Tùng, dốc thác Vàng, thác Bạc.
Xích tùng cổ ở rừng Yên Tử không có khả năng mọc tự nhiên nhưng không còn bị đe dọa tuyệt chủng bởi đã có người 'đỡ đầu' nhân giống thành công.
Ngày 29/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Yên Tử dự lễ Phật cầu nguyện quốc thái dân an và tham gia kế hoạch trồng 1.000 cây Xích Tùng theo chương trình khôi phục và phát triển giống cây Tùng bản địa quý hiếm, cây đặc trưng vùng danh sơn Yên Tử.
Dải đất hình chữ S có những cảnh đẹp lưu giữ nhiều huyền tích, trong đó không ít nơi đã trở thành thần thoại. Ngày nay những địa điểm này vừa là địa điểm tâm linh tin cậy vừa là đích đến của giới mê khám phá.
Khi những đóa mai bung sắc thắm cũng là lúc đất trời Yên Tử như khoác lên mình một màu áo mới với sắc vàng rực rỡ của những Đại lão mai vàng bung nở khắp núi rừng. Một vẻ đẹp đến nao lòng du khách.
Những chùm 'đại lão mai vàng' Yên Tử đầu tiên bung nở trên khu vực non thiêng Yên Tử.
Là giống mai đặc biệt quý hiếm, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu miền Bắc, mai vàng Yên Tử được biết tới như một loài hoa biểu tượng cho vùng đất thiêng Yên Tử (Quảng Ninh). Trong những ngày đầu Xuân này, non thiêng Yên Tử đẹp tới nao lòng khi 'đại lão mai vàng' bung nở.
Khởi nguồn từ câu chuyện tương truyền trồng mai trên núi Yên Tử của vua Trần Nhân Tông, hiện nay Yên Tử đã có cả một rừng mai. Có những cây mai tới nay đã hơn 700 tuổi, được gọi với cái tên: Đại lão mai vàng Yên Tử. Tháng 2 âm lịch là thời điểm hoa mai vàng nở rộ.
Sắc vàng rực rỡ của những Đại lão mai bung nở, cả núi rừng Yên Tử như được khoác lên mình một màu tinh khôi. Màu sắc sáng bừng đó như mê hoặc du khách khi đến với non thiêng mỗi dịp cuối Xuân.
Nếu về Yên Tử dịp này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khắp cõi thiêng tràn ngập sắc mai, một vẻ đẹp bừng sáng và lan tỏa, chạm tâm thiền.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử bao gồm Khu di tích Yên Tử (Quảng Ninh) với Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (tỉnh Bắc Giang) và Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương).
Núi Yên Tử, cao 1.068m, thuộc dãy núi Đông Triều, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có tên là Núi Voi, tên chữ là Tượng Sơn; hay còn gọi là Bạch Vân Sơn do quanh năm mây phủ. Truyền rằng thời Tần Thủy Hoàng, có vị đạo sỹ bên Trung Hoa tên là An Kỳ Sinh cất bước tới chốn này tu luyện và tìm thuốc trường sinh bất tử; rồi sau đó đắc đạo hóa đá lặng im giữa mây bay. Từ đó núi có tên là An Tử Sơn, hay Yên Tử.