Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi. Lễ hội Katê năm nay của đồng bào Chăm Bình Thuận niềm vui được nhân đôi khi Linga vàng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
Bảo vật quốc gia Linga vàng, niên đại khoảng thế kỷ VIII-IX, được tỉnh Bình Thuận công bố với công chúng tại lễ hội Katê năm 2024, ngày 2/10.
Bảo vật quốc gia Linga vàng là tư liệu khoa học quan trọng không chỉ đối với khảo cổ học mà còn có giá trị lớn đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, tôn giáo... của cộng đồng người Chăm trước đây.
Lễ hội Katê của đồng bào người Chăm với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đây cũng là dịp giới thiệu hình ảnh văn hóa của người Chăm ở Bình Thuận đến với du khách trong và ngoài nước.
Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Balamôn ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, đây cũng là dịp để người Chăm từ khắp mọi miền trở về quê cha đất tổ đoàn tụ cùng gia đình.
Cứ đến ngày 1/7 Chăm lịch, cộng đồng người Chăm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận lại hành hương về tháp Pô Sah Inư để tham dự Lễ hội Katê. Năm nay, trong không gian lễ hội dưới chân tháp, Bảo tàng tỉnh đã bố trí gian trưng bày về 'Triển lãm Di sản văn hóa Chăm Bình Thuận – Linga vàng bảo vật Quốc gia, thế kỷ VIII – IX'.
Lễ hội Katê sẽ chính thức diễn ra vào ngày 2/10, nhưng không gian tại nhóm đền tháp Pô Sah Inư hiện đã sống động khi cộng đồng người Chăm từ các nơi đã tề tựu về để chuẩn bị cho một lễ hội văn hóa truyền thống hàng năm của cộng đồng người Chăm Bình Thuận.
Tỉnh Bình Thuận hướng đến đưa lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, có sức thu hút nhân dân, du khách trong và ngoài nước.
Sáng 24/9, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đồng bào Chăm huyện Bắc Bình (Bình Thuận) nhân dịp tết Ka tê 2024.
Chiều 20/9, Chủ tịch UBND tỉnh - Đoàn Anh Dũng đã tiếp ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh đến chào từ biệt lãnh đạo tỉnh trước khi kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.
Xây dựng Lịch Chăm là cần thiết để phục vụ trong đời sống tâm linh, cũng như sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng dân tộc Chăm như lễ khai đất, dựng nhà, đám cưới, đám hỏi.
Sáng nay (13/9), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 'Lịch tín ngưỡng đồng bào Chăm' tỉnh Bình Thuận. Tham dự có bà Bố Thị Xuân Linh – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành; Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện cùng các vị chức sắc, chức việc, nhân sĩ, trí thức người Chăm trên địa bàn tỉnh.
Những năm 80, thế kỷ trước, phong trào văn nghệ quần chúng tỉnh nhà xuất hiện một số hạt nhân có chất giọng trời cho, mang bản sắc riêng, khá độc đáo. Đó là giọng nữ cao Như Lan (ngành Đường sắt), giọng nam cao Trương Minh (ngành Điện lực) và đặc biệt là giọng hát mang âm hưởng núi rừng Bác Ái của Chil-Pam Mơ Lam (dân tộc Cơ Ho). Đến khi hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được tái lập vào đầu những năm 90 thì xuất hiện giọng ca ngọt ngào của Dụng Thị Minh Tuyết (dân tộc Chăm), huyện Bắc Bình.
Để gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm và tạo điều kiện thuận lợi cho khách tham quan nhằm quảng bá, xúc tiến, các hoạt động liên kết hợp tác phát triển trong lĩnh vực du lịch, mới đây UBND tỉnh đã có chủ trương đầu tư kinh phí sửa chữa Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm tại huyện Bắc Bình.
Sáng 9/3, đồng bào Chăm ở Bình Thuận đã tập trung về tại nghĩa trang người Chăm (hay còn gọi là động đỏ) tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận) để thực hiện nghi thức tảo mộ ông bà, tổ tiên, mở đầu cho Tết Ramưwan cổ truyền của người Chăm theo đạo Hồi giáo (Bà Ni) sống ở Bình Thuận.
Nhân dịp năm mới 2024 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, lãnh đạo Quốc hội đã đến thăm, tặng quà công nhân, người lao động và chúc tết tại một số địa phương.
Sáng 23/1, tiếp tục chương trình công tác tại Bình Thuận, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã thăm, chúc Tết các gia đình chính sách và các chức sắc tiêu biểu của người Chăm, các nghệ nhân, bà con đồng bào Chăm ở huyện Bắc Bình.
Cúng đất là một tập quán đẹp của đồng bào Chăm ở Bình Thuận, thể hiện lối ứng xử khiêm nhường, thân thiện đối với mảnh đất định canh, định cư, tạo dựng cuộc sống hàng ngày. Đồng thời phản ánh thái độ trân trọng, có trước có sau với những người đã có công khai phá để người đến sau có nơi tá túc làm ăn, phát triển sản nghiệp…
Đề án Bảo tồn và phát huy Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận phục vụ phát triển du lịch, hướng đến đưa Lễ hội Katê trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, có sức thu hút nhân dân, du khách trong và ngoài nước vừa được tỉnh phê duyệt.
Nhằm tạo không khí vui tươi lành mạnh, quảng bá, giới thiệu giá trị và bảo tồn vốn quý văn hóa vật thể, phi vật thể của người Chăm Bình Thuận, Bảo tàng tỉnh đã tổ chức các chương trình văn hóa phục vụ du khách tham quan tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm.
Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn ở tỉnh Bình Thuận, với ý nghĩa cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng thuận lợi.
Ngày 14.10, Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Bình Thuận đã khai mạc tại tháp Pô Sah Inư, TP. Phan Thiết.
Lễ hội Katê được lưu truyền, gìn giữ với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, lứa đôi hòa hợp, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở của người Chăm theo đạo Bàlamôn ở Bình Thuận.
Bằng sự kết nối giữa hiện vật và hình ảnh trong tiến trình lịch sử các thời đại, những hoạt động trình diễn trực tiếp của các nghệ nhân, hoạt động triển lãm, trưng bày 'Di sản Bình Thuận kết nối các vùng, miền' dưới chân tháp PôSahInư, phường Phú Hài (TP. Phan Thiết) những ngày này đã thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là các em học sinh tới tham quan, tìm hiểu.
Triển lãm 'Di sản văn hóa Bình Thuận kết nối các vùng, miền' là sự kiện mang tính liên vùng nằm trong chuỗi các hoạt động Năm Du lịch quốc gia 2023 'Bình Thuận - Hội tụ xanh'.
Trong khuôn khổ triển lãm 'Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam' từ ngày 27/8 – 2/9 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh và triển lãm 'Di sản văn hóa Bình Thuận kết nối các vùng, miền' diễn ra từ ngày 31/8 – 6/9 tại di tích tháp Pô Sah Inư, phường Phú Hài, TP. Phan Thiết, một trong những gian trưng bày hiện vật, hình ảnh thu hút rất nhiều du khách và nhân dân tới xem, tìm hiểu, đó là gian trưng bày của nhà sưu tập tư nhân Nguyễn Ngọc Ẩn.
Tại triển lãm, hơn 500 hiện vật, cổ vật, hình ảnh, tư liệu quý về lịch sử, di sản, dân tộc, nét văn hóa của các địa phương đã được trưng bày, giới thiệu.
Sáng 31/8, tại Khu di tích tháp PôSahInư, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), triển lãm 'Di sản văn hóa Bình Thuận kết nối các vùng, miền' đã khai mạc, phục vụ nhu cầu thưởng lãm, tham quan của người dân và du khách.
Chiều tối ngày 29/8, Lễ hội đường phố với chủ đề 'Sắc màu Bình Thuận' lần đầu tiên đã diễn ra tại TP. Phan Thiết…
Po Sah Inư là đền tháp vô cùng quan trọng với người Chăm Bình Thuận. Đây là nơi thờ thần Shiva và công chúa Po Sah Inư – người có công dạy người Chăm làm kinh tế. Với vai trò quan trọng của tháp trong văn hóa tín ngưỡng, các chức sắc Bà la môn đã chọn ra vị thầy cúng có đức độ để trông coi đền tháp, canh gác, hương khói cho các vị thần.
Với lợi thế nằm trên tuyến đường du lịch từ trung tâm thành phố Phan Thiết đi Mũi Né, Hòa Thắng, vì thế Tháp Pô Sah Inư (nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết) là một điểm tham quan thu hút đông du khách vào dịp hè này.
Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sau nhiều năm tổ chức với quy mô nhỏ gọn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, lễ hội Tràng An 2023 được tổ chức với quy mô lớn hơn, thu hút hàng nghìn người dân, du khách thập phương tham dự.
Các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa của tỉnh Bình Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung, thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương.
Sáng 25/10, hàng ngàn đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn có mặt tại tháp Pô Sah Inư ở phường Phú Hài, TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận để đón Lễ hội Katê và nhận quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa lễ hội Katê của người Chăm Bình Thuận vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng 25/10, tại tháp Pô Sah Inư, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc Lễ hội Katê năm 2022 và công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhằm giáo dục học sinh về lịch sử địa phương, sáng ngày 4/6, Trường tiểu học Mỹ Thạnh (xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam) đã tổ chức cho hơn 130 học sinh tới tham quan Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.
Ngày 4/4, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 776/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống Lễ hội Katê của người Chăm tỉnh Bình Thuận vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngày 4/4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội truyền thống Katê của người Chăm Bình Thuận.
Vào lễ hội Katê, không chỉ người Chăm ở Bình Thuận mà người Chăm sinh sống, làm việc ở khắp mọi nơi đều trở về đoàn tụ và quây quần cùng gia đình, bạn bè và người thân.
Năm nay, tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, lượng khách đến Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm tham quan, tìm hiểu nghiên cứu văn hóa Chăm tăng lên, đặc biệt trong dịp lễ 30/4.
Đây là thông tin bà Lư Thái Tuyên – Phó Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận vừa chia sẻ nhằm phục vụ công chúng thưởng lãm vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Trước thềm cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc năm 2020, diễn ra từ ngày 21-23/9/2020 tại TP.Hồ Chí Minh, Nhà hát ca múa nhạc Biển Xanh Bình Thuận đã dốc sức tập luyện và hoàn chỉnh chương trình tham gia mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc quê hương Bình Thuận.
Nhà sưu tập đồ cổ Nguyễn Ngọc Ẩn ở phường Mũi Né đang mải mê tuyển chọn hàng trăm hiện vật sưu tập được để hiến tặng cho Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm tại huyện Bắc Bình, khi chúng tôi vào tận khu nhà để cổ vật, một lát sau anh mới hay biết. Anh Nguyễn Ngọc Ẩn chia sẻ: 'Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm hoạt động rất có hiệu quả, thu hút khách tham quan, tìm hiểu văn hóa Chăm ngày càng nhiều. Những năm gần đây, tôi đã hiến tặng cho trung tâm 8 đợt với gần 1.000 hiện vật, trong đó có rất nhiều hiện vật liên quan đến đồng bào Chăm Bình Thuận. Thông qua trung tâm trưng bày này đã góp phần quảng bá, giới thiệu nền văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm ở nhiều thời kỳ. Đây cũng là điểm dừng chân lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước muốn tìm hiểu nền văn hóa Chăm Bình Thuận…'.
Bảo tàng tỉnh đang tổ chức triển lãm ảnh chủ đề 'Các lễ hội tiêu biểu của người Chăm Bình Thuận và hệ thống đền tháp Chăm ở miền Trung' tại Di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết).