Trống đôi, cồng ba, chiêng năm là bộ nhạc cụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, nhất là trong những sinh hoạt văn hóa và lễ hội của đồng bào các dân tộc Chăm H'roi, Bahnar ở huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên). Sự hòa quyện của ba loại nhạc cụ này trong âm điệu, tiết tấu và ngôn ngữ hình thể của người diễn tấu đã tạo nên một nghệ thuật trình diễn hết sức độc đáo.
Tỉnh Bình Định có 3 dân tộc thiếu số chủ yếu gồm: Ba Na, Chăm, H'rê sinh sống ở 6 huyện miền núi.
Ngày hội Văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Bình Định lần thứ 16 (từ 16 -18/6) thu hút hàng trăm nghệ nhân, vận động viên, diễn viên là đồng bào dân tộc thiểu số ở 6 huyện trung du, miền núi của tỉnh tham gia.
Dù đã 82 tuổi, nhưng già Lê Văn Ru, người Chăm H'roi, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, vẫn giữ đam mê với tiếng trống Kơ toang. Loại nhạc cụ này đang dần bị mai một theo thời gian nên dù tuổi đã cao, sức khỏe ngày càng yếu dần nhưng già Ru vẫn đau đáu giữ được hồn trống Kơ- toang của người Chăm H'roi.
Múa trống đôi là một nét văn hóa độc đáo trong đời sống, sinh hoạt văn hóa của người Chăm H'roi. Thông qua âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu những điệu trống, họ có thể trao gửi tâm tư, tình cảm, khát vọng và kết nối cộng đồng, quá khứ, hiện tại, tương lai.
Với người Chăm H'roi, múa trống đôi (còn gọi là Ktoang) là di sản văn hóa độc đáo. Đây là hình thức song tấu trống, kết hợp khéo léo, tài tình giữa âm nhạc và hình thể, tạo nên một không khí tràn đầy hứng khởi, cả nhạc cụ và người chơi cùng toát lên cái phóng khoáng, ngẫu hứng, độc đáo. Qua múa trống đôi, người Chăm H'roi có thể trò chuyện, tâm tình, trao gửi tâm tư, tình cảm, khát vọng và kết nối cả cộng đồng, kết nối quá khứ với tương lai…
Cùng chiêm ngưỡng loạt ảnh cực độc về các dân tộc ít người ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên những năm 70 - 80 của thế kỷ XX.