Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình những ngày này nhiều gia đình liệt sỹ, cán bộ và nhân dân, đoàn viên - thanh niên đến thăm viếng. Nghĩa trang được quy hoạch trên ngọn đồi thuộc phường Dân Chủ, TP Hòa Bình, bên rừng cây gió thổi vi vu ngày đêm. Trước đây nghĩa trang thuộc phường Phương Lâm, sau đó được quy hoạch, đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 4,2ha tại phường Dân Chủ.
Đồng chí Đặng Đình Hồ được mệnh danh là người anh hùng chỉ huy mở cửa căn cứ địch.
Với những hình ảnh, tư liệu quý, 'Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử' ghi lại trang sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) của cả nước, Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử'.
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 3/5, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợp với các đơn vị tổ chức Triển lãm ảnh 'Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ' tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Sáng 3/5, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Trưng bày chuyên đề 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại''. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại là phóng viên chiến trường duy nhất có một bộ ảnh hoàn chỉnh từ lúc mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến lúc chiến dịch toàn thắng.
70 bức ảnh mang tính lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ của cố nhiếp ảnh gia Triệu Đại được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
'Không có trận Tu Vũ thì không có trận Him Lam - Độc lập' - Đó là khẳng định của Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi nói về trận đánh Tu Vũ, trận đánh mở màn cho Chiến dịch Hòa Bình toàn thắng. Đây là trận công kiên đầu tiên, thể hiện tính tự chủ, sáng tạo và linh hoạt của quân đội ta; là bản anh hùng ca về tinh thần hy sinh, ý chí dũng cảm, kiên cường của quân và dân ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thông qua phương án tác chiến mùa xuân năm 1954 của Tổng Quân ủy, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chú tôi vốn là lính Điện Biên, nay đã bước sang tuổi 90, nhưng vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh. Tết vừa qua chú tôi đưa cháu ngoại về thăm ông bà nội của cháu, nhà ông bà nội ở số 3, đường Phan Đình Giót, TP Hà Tĩnh. Nhìn vào bảng chỉ đường, cháu đột nhiên hỏi: Ngoại ơi! Ông Phan Đình Giót làm gì mà được đặt tên phố? Ngoại thủng thỉnh trả lời: Phan Đình Giót là một chiến sỹ Điện Biên Phủ như ngoại cháu năm xưa.
'Cha tôi rất hiếm khi để lộ cảm xúc của mình. Vậy mà ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, trước mộ một người lính của mình, tôi thấy vai ông run lên. Giọt nước mắt của ông đã khiến cậu bé con là tôi dần hiểu ý nghĩa của độc lập, tự do của chiến thắng, hòa bình, hiểu thế nào là mất mát, đau thương'...
Đầu năm 1952, Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320) chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tiến vào Thái Bình, cùng nhân dân vùng hậu địch đánh giặc Pháp. Đồn bốt, tháp canh của địch bị nhổ hàng loạt, những binh đoàn cơ động mạnh bị thất bại trong các trận càn. Bọn lính Pháp, vệ sĩ, lê dương, bảo an, tề ngụy tan rã từng mảng.
Trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã xuất hiện biết bao tấm gương dũng cảm, mưu trí 'gan không núng, chí không mòn'. Ngay trong ngày 13/3/1954, mở màn Chiến dịch, anh hùng Phan Đình Giót đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Dành cả tuổi trẻ, thanh xuân để chiến đấu anh dũng bảo vệ Tổ quốc, khi đã ngoài 90 tuổi, ông Phạm Huy Sắc, tổ 21, phường Đội Cấn (TP Tuyên Quang) - một cựu chiến binh tham gia 3 cuộc chiến tranh bảo vệ mảnh đất hình chữ S thiêng liêng. Trong đó, ông là lính bộ binh mở cửa đồi A1 trong trận đánh Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'. Ông luôn nhớ về những tháng năm máu và hoa, nhắc nhở con cháu 'khép lại quá khứ nhưng không bao giờ được quên quá khứ'.
Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 do nhiều nhân tố tạo thành, trong đó nhân tố trước tiên, xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định, đó là sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hơn 30 năm hoạt động cách mạng, với tầm nhìn chiến lược, tư duy quân sự sắc sảo của 'nhà chiến lược bẩm sinh', Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã khẳng định vai trò nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, vị tướng tài ba của Quân đội ta.
Chiến dịch Hòa Bình được nhắc đến như một mốc son chói lọi có ý nghĩa chiến lược quan trọng, phá tan âm mưu của thực dân Pháp trên mảnh đất Hòa Bình. 70 năm đã trôi qua, những thắng lợi vĩ đại và những bài học kinh nghiệm từ Chiến dịch Hòa Bình vẫn còn nguyên giá trị, được vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quá trình xây dựng, phát triển, trưởng thành với nhiều lần thay đổi tổ chức, cơ chế hoạt động cho phù hợp với nhiệm vụ của cách mạng, các thế hệ cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Cục Chính trị Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) luôn đoàn kết thống nhất, phấn đấu bền bỉ, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng BTTM Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam ngày càng trưởng thành vững mạnh toàn diện 'mẫu mực, tiêu biểu'.
Khi tôi lớn lên, tôi không được thấy chú. Ngày chú hy sinh cũng không có một tấm di ảnh để lại. Chú và cha tôi là anh em con chú con bác ruột. Cha mẹ chú sinh hạ được mình chú và ông bà mất sớm trong thời kỳ nước mất nhà tan, khi đó chú còn nhỏ lắm.
Sáng 15/8, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống LLVT tỉnh (16/8/1947 - 16/8/2022), Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức lễ dâng hương báo công tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên công trình thủy điện Hòa Bình và viếng nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình. Đại tá Nguyễn Quốc Toản, UV BTV, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh chủ trì buổi lễ; tham dự có các đồng chí lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, các phòng, ban chuyên môn thuộc Bộ CHQS tỉnh.
Là huyện miền núi nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh, Thanh Sơn có vị trí chiến lược quan trọng, nối giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường cùng nhân dân cả nước đi từ thắng lợi này sang thắng lợi khác.
70 năm đã trôi qua, nhưng thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hòa Bình vẫn còn nguyên giá trị đang được vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và quê hương Hòa Bình. Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của T.Ư Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta đã mở màn Chiến dịch Hòa Bình, giành thắng lợi sau 3 đợt tiến công (10/12/1951 - 25/2/1952).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/1 - 1/2/2021 tại Thủ đô Hà Nội đã thành công rất tốt đẹp. Tại Đại hội, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy đã trúng cử Ủy viên chính thức BCH T.Ư Đảng khóa XIII với 1.531 phiếu, đạt 96,47%. Trong ảnh: Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Chiến dịch Hòa Bình - một mốc son chói lọi, có ý nghĩa chiến lược quan trọng, làm thất bại âm mưu và nỗ lực của thực dân Pháp nhằm giành lại quyền chủ động, chiếm đóng 'xứ Mường', chia cắt chiến trường Bắc Bộ. Từ đó mở rộng và nối thông các căn cứ du kích ở trung du với đồng bằng, tạo thời cơ, điều kiện phát triển mới cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 10/12, tại nghĩa trang liệt sỹ mặt trận Tu Vũ, xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy tổ chức lễ dâng hương nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Tu Vũ (10/12/1951 - 10/12/2021).
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, chiều 8/12, các đại biểu đã chia 6 tổ thảo luận, cho ý kiến vào các dự thảo báo cáo, tờ trình trình tại Kỳ họp.
Đúng 8h sáng nay (8/12), tại Hội trường Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh diễn ra Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp.
Sáng 7/12/2021, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane thăm chính thức Việt Nam.
Sáng 7/12, tại Hội trường Tỉnh ủy, Bộ Quốc phòng phối hợp Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng với chủ đề 'Chiến thắng Hòa Bình - Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử'. Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tới 13 điểm cầu với hơn 400 đại biểu tham dự.