Chiều 6/12, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng và Tỉnh ủy Hòa Bình đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình nhân kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 - 10/12/2021). Tham dự có các đồng chí: Thượng tướng Lê Huy Vịnh, UV BCH T.Ư Đảng, Ủy viên Quân ủy T.Ư, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo hội thảo; Ngô Văn Tuấn, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Sau hơn 100 ngày diễn ra chiến dịch, ta đã phá kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của địch, giải phóng khu vực Hòa Bình, sông Đà với diện tích trên 1.000 km2 và 20.000 dân. Tại mặt trận Hòa Bình, ta diệt 6.012 tên địch, thu 24 khẩu pháo các loại, 788 súng, 98 máy vô tuyến điện, phá hủy 12 khẩu pháo, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm và bắn cháy 17 ca nô, tàu, xuồng, phá hủy 246 xe quân sự.
Chiều 6/12, trong chương trình Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hòa Bình, các đồng chí: Thiếu tướng Hà Tất Đạt, Phó Tư lệnh Quân khu III; Quách Thế Ngọc, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương đã đến thăm hỏi, tặng quà và gửi quà tri ân đến các gia đình chính sách trên địa bàn TP Hòa Bình.
Chiến thắng của Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952 như ngọn lửa cách mạng tiếp thêm động lực cho cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh tiếp bước thế hệ cha anh. Do đó, xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh toàn diện được Bộ CHQS tỉnh xác định là nhiệm vụ thường xuyên, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QP-QSĐP) của tỉnh. Với mục tiêu đó, thời gian qua, CB, CS đã tích cực rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Trong chiến thắng quan trọng của Chiến dịch Hòa Bình, nghệ thuật chiến tranh du kích được áp dụng hiệu quả suốt thời gian diễn ra chiến dịch. Điều đó được khẳng định qua từng trận đánh trong các đợt chiến đấu của quân và dân ta.
Sau thất bại ở mặt trận biên giới Thu Đông 1950 và bị đánh liên tiếp ở trung du và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thực dân Pháp lâm vào thế bị động, phải phòng ngự. Để giành lại quyền chủ động trên chiến trường, mùa đông năm 1951, Pháp mở cuộc tiến công lên Hòa Bình với âm mưu xây dựng 'Xứ Mường tự trị'. Bên cạnh đó, chúng mở rộng khu chiếm đóng, tăng cường phòng ngự phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, ngăn chặn đường tiếp tế và liên lạc của ta từ Việt Bắc với Liên khu III và Liên khu IV.
Chiến dịch Hòa Bình được nhắc đến như một mốc son chói lọi ghi dấu sự thất bại thảm hại của quân Pháp trên mảnh đất Hòa Bình. 70 năm đã trôi qua, nhưng thắng lợi vĩ đại và những bài học kinh nghiệm từ Chiến dịch Hòa Bình vẫn còn nguyên giá trị, được vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Ngược dòng lịch sử, ngày 18/11/1951, Tổng Quân ủy T.Ư quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951. Cùng với các xã Hòa Bình, Thịnh Lang, du kích xã Yên Mông (thị xã Hòa Bình) có nhiệm vụ phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu với các đơn vị của Đại đoàn 308, 312, 304. Trong chiến dịch này, 33 thanh niên đã lên đường nhập ngũ; 102 người đi dân công tham gia sửa đường, bắc cầu, làm bè mảng, dựng lán trại, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược; 38 nữ thanh niên xung phong vào các đội tải thương.
Sáng 2/12, tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn phối hợp Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng với chủ đề 'Chiến thắng Hòa Bình - Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử' nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 - 10/12/2021). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đồng chí: Đại tá Trần Ngọc Anh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị; Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Nguyễn Thị Minh Thuận, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Tham dự họp báo có các phóng viên đại diện cho các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và địa phương.
Ở chiến dịch Hòa Bình có một sáng tạo không thể không nhắc đến, đó là bếp Hoàng Cầm. Theo một số tài liệu ghi chép, người phát minh ra loại bếp này chính là Thượng sĩ Hoàng Cầm (1916 - 1996) quê ở Nam Định, là tiểu đội trưởng nuôi quân thuộc Sư đoàn 308, Đại đoàn quân Tiên Phong.
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 – 10/12/2021), sáng nay, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức họp báo giới thiệu hội thảo khoa học 'Chiến thắng hòa bình – thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng và bài học lịch sử'.
Ngày 30/11, Ban KT - NS (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị thẩm tra các tờ trình dự thảo nghị quyết của UBND tỉnh trình tại Kỳ họp thứ 4 (kỳ họp thường kỳ cuối năm) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Ngày 30/11, đoàn kiểm tra của UB T.Ư MTTQ Việt Nam do đồng chí Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UB T.Ư MTTQ Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác mặt trận năm 2021 tại tỉnh. Dự buổi làm việc về phía tỉnh có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, các tổ chức CT-XH tỉnh.
'Qua tìm hiểu, tôi được biết Chiến dịch Hòa Bình năm 1951 đã trở thành niềm tự hào của quân và dân ta, góp phần quan trọng giải phóng Hòa Bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trận chiến đó, quân ta giành được thắng lợi, nhưng cũng có nhiều mất mát, hy sinh của những chiến sỹ tuổi còn đôi mươi. Nhớ về những chiến công anh hùng của cha anh đã dũng cảm quên mình, tôi luôn cảm thấy xúc động, tự hào mỗi lần đến nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình để thắp những nén hương thể hiện lòng biết ơn sâu sắc' - đồng chí Đặng Quốc Cường, Bí thư chi đoàn trường Chính trị tỉnh chia sẻ.
Chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 - 25/2/1952) đã lùi xa 70 năm nhưng những ký ức về một thời máu lửa vẫn còn sống mãi trong lòng quân và dân tỉnh ta. Quá khứ hào hùng ấy hiện hữu qua những hiện vật lịch sử còn lại. Mỗi hiện vật như một thước phim tài liệu kể câu chuyện về những người anh hùng, những chiến công vang dội cho các thế hệ sau.
Chiều 21/10, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy bàn về kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 – 10/12/2021). Tham dự có các đồng chí: Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Thiếu tướng Hà Tất Đạt, Phó Tư lệnh Quân khu 3; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số ban, sở, ngành và các phòng chuyên môn của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Khu di tích K9-Đá Chông (huyện Ba Vì, Hà Nội) là nơi gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là nơi gìn giữ thi hài Bác trong khoảng thời gian từ năm 1969 đến năm 1975. Ông Trần Đình Long (số 10 Quang Trung, phường An Tân, thị xã An Khê; hiện đã qua đời) từng tham gia xây dựng khu căn cứ này và vinh dự được gặp Bác 2 lần.
Không chỉ là những người mở đường máu, tham gia tiếp lương thực, tải đạn,... phục vụ trong hai cuộc kháng chiến ác liệt chống Pháp và chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc mà lực lượng cựu thanh niên xung phong...
75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lớp lớp cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Cục Tuyên huấn và ngành Tuyên huấn Quân đội đã bằng trí tuệ, công sức và cả xương máu của mình, đoàn kết phấn đấu, xây đắp nên truyền thống: 'Kiên định, chủ động, nhạy bén, sáng tạo, đoàn kết, quyết thắng'.
Cuối năm 1951, Pháp tung một lượng lớn binh lực cùng phương tiện chiến đấu vào Hòa Bình, nhằm thu hút, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, nối lại hành lang Đông - Tây, khôi phục lại 'tam giác sắt' Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình; chặn đứng con đường vận chuyển, tiếp tế của ta lên Việt Bắc.
Chúng tôi trở lại thăm xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) thăm tượng đài chiến thắng khu vực đồi Dụ, cầu Mè. Nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của quân và dân ta chỉ với vũ khí thô sơ, hỏa lực hạn chế nhưng bộ đội và du kích địa phương đã có những trận đánh làm quân Pháp phải 'kinh hồn bạt vía', góp phần đập tan phòng tuyến trên hành lang Đông - Tây của địch và đặt dấu chấm hết cho tham vọng lập 'xứ Mường tự trị' của quân Pháp ở Hòa Bình.
Sáng 29-4, tại Phú Thọ, Sư đoàn 316 (Quân khu 2) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (1-5-1951 / 1-5-2021) và đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhì. Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị tới dự buổi lễ.
Cách đây 70 năm, sau chiến thắng của Chiến dịch Biên giới 1950, cuộc kháng chiến của dân tộc ta chuyển sang giai đoạn mới. Yêu cầu nhiệm vụ chiến lược đòi hỏi cần phải có đơn vị chủ lực cơ động, 'quả đấm mạnh' để tiêu diệt lớn sinh lực địch, giải phóng đất đai, mở rộng vùng giải phóng. Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh quyết định thành lập các đại đoàn chủ lực.
Phát huy truyền thống Trung đoàn Ba Vì anh hùng, thời gian qua, Trung đoàn 141 (Sư đoàn 312, Quân đoàn 1) có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện (VMTD). Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã phỏng vấn Thiếu tá Đặng Văn Thương, Chính ủy Trung đoàn, xoay quanh vấn đề này.
Nói đến huyện Cao Phong, du khách gần xa đã biết đây là một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Mường Thàng - Cao Phong từ lâu được biết là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Huyện có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú với nhiều danh thắng chứa đựng những huyền thoại đã đi vào lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt, kiến trúc nhà ở của cộng đồng người Mường đã và đang hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn.
Với âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường, cuối năm 1951, Pháp đã tung một lượng lớn binh lực cùng phương tiện chiến đấu vào Hòa Bình, nhằm thu hút, tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, nối lại hành lang Đông - Tây, khôi phục lại 'tam giác sắt' Hà Nội - Sơn Tây - Hòa Bình; chặn đứng con đường vận chuyển, tiếp tế của ta lên Việt Bắc. Tuy nhiên, thực dân Pháp đã không ngờ, đây cũng là cơ hội vàng để quân ta tiêu diệt sinh lực địch, và 'không có chiến dịch Hòa Bình thì sẽ không có chiến thắng ở Hồng Cúm, Him Lam, Độc Lập...' như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng khẳng định.
Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Canh Tý 2020, sáng 22/1 (28 Tết), đoàn cán bộ tỉnh do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu tổ chức lễ dâng hương tại Tượng Đài Bác Hồ và viếng nghĩa trang liệt sĩ Chiến dịch Hòa Bình.
Bốt Xuân Nẻo được địch xây dựng kiên cố, lực lượng đóng giữ hùng hậu nên việc diệt bốt đòi hỏi phải có quyết tâm lớn, không ngại hy sinh.