Báo chí Việt Nam trong dòng chảy thời gian

Lịch sử báo chí Việt Nam bắt đầu từ khi tờ Gia Định báo ra mắt vào ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn. Mặc dù ra đời trong lòng báo chí thuộc địa nhưng báo chí nước ta đã trải qua những giai đoạn lịch sử phát triển đặc biệt, có vị trí ngày càng lớn trong đời sống dân tộc và thời đại với tinh thần yêu nước, cách mạng xuyên suốt.

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dâng hương tưởng niệm 82 năm ngày mất của nhà yêu nước Võ Công Tồn

Nhân dịp 82 năm ngày mất của Nhà yêu nước Võ Công Tồn (16/6/1942-16/6/2024), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Hoàng Đình Cán cùng Bí thư Huyện ủy Bến Lức - Nguyễn Đăng Minh Xuân và lãnh đạo huyện Bến Lức đến thăm, dâng hương tưởng niệm tại Di tích lịch sử Nhà và Lò Gạch nhà yêu nước Võ Công Tồn (xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).

Tinh thần tự do làm nên bản sắc văn hóa của vùng đất Sài Gòn

LTS. Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global, trụ sở tại Paris - Pháp) đang thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ do TP.HCM đặt hàng về 'Xây dựng chiến lược phát triển hình ảnh, thương hiệu TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045'.

Chuyến thăm Sài Gòn của thi hào Tagore

Năm 1913, thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore được giải Nobel văn chương với tập thơ 'Tâm tình hiến dâng', quen thuộc với người đọc Việt Nam là bản dịch với tựa 'Thơ Dâng'. Thi ca của ông được toàn thế giới quan tâm và tìm đọc. Ông là người Á châu đầu tiên đoạt giải Nobel văn chương.

Đồng chí Châu Văn Liêm - Nhà giáo yêu nước, nhà giáo cách mạng

Là một trong bảy người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn) tại cuộc họp hợp nhất ba tổ chức đảng tại Hương Cảng ngày 3/2/1930, đồng chí Châu Văn Liêm gắn bó cuộc đời hoạt động lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược trên đất Long An. Và cũng trên mảnh đất này, máu của đồng chí đã hòa cùng máu của nhân dân, làm tươi thắm thêm ngọn cờ đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng mà tấm gương hy sinh ấy đã trở thành tiêu biểu cho khí phách của người chiến sĩ cộng sản.