Là di sản văn hóa tinh thần độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi, những bộ kinh lá buông đã tồn tại hàng trăm năm với sứ mệnh trao truyền lời Phật dạy. Hiện nay, ngành chuyên môn và các địa phương thuộc vùng Bảy Núi đang nỗ lực bảo tồn, phát huy tri thức và kỹ thuật chế tác kinh lá buông.
Bằng những việc làm thiết thực, Huyện đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) huyện Tri Tôn đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để hội viên, thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tiếp cận với nguồn vốn, các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Từ đó, hun đúc tinh thần khởi nghiệp, phát huy sức trẻ, trí tuệ, ra sức phấn đấu làm giàu cho bản thân và xã hội.
Đến thăm lớp truyền dạy kỹ thuật khắc chữ trên kinh lá buông của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tại chùa Mỹ Á (phường Núi Voi, TX. Tịnh Biên), tôi càng hiểu rõ hơn sự khéo léo, kỳ công của người xưa khi tạo tác nên những bộ kinh tồn tại hàng trăm năm.
'Trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), chức sắc, sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer luôn đồng hành cùng công an, vận động phật tử, đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tuân thủ pháp luật, giữ gìn an ninh tại phum, sóc, bài trừ tệ nạn xã hội. Những đóng góp này không chỉ góp phần giữ vững sự bình yên của tỉnh, mà còn làm đẹp thêm hình ảnh về cộng đồng đoàn kết, yêu nước, tiến bộ' - đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh, nhận định.
Những năm qua, phong trào thể dục - thể thao (TDTT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, thể hiện qua kết quả thi đấu ở các hội thi hàng năm. Qua đó, các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian được khôi phục và phát triển. Đồng bào DTTS tham gia tập luyện TDTT ngày càng tăng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc.
Sáng 5/10, Ban Giám đốc Công an tỉnh phối hợp Ban Dân tộc tỉnh tổ chức buổi họp mặt, tặng quà chúc mừng các vị chức sắc, sư sãi Phật giáo Nam Tông Khmer tỉnh An Giang, nhân dịp Lễ Sene Dolta năm 2024.
Ngày 4/10, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi giám sát tại huyện Tri Tôn. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm, Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị số 7 tiếp và làm việc với đoàn.
Trong những ngày này, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện miền núi Tri Tôn nói riêng đang hòa trong không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Lễ Sene Dolta. Đây là một trong những lễ lớn, nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và là dịp tưởng nhớ công ơn các bậc sinh thành, những người trong thân tộc đã quá cố.
Những ngày này, về với phum, sóc của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sẽ thấy đổi thay rõ rệt. Những căn nhà khang trang thay cho mái lá đơn sơ thuở nào, những em nhỏ cũng tung tăng cắp sách đến trường và đời sống của người Khmer cũng khởi sắc lên nhiều mặt.
Tri Tôn là huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiếu số (DTSS) Khmer sinh sống. Khi nhắc đến đồng bào DTTS Khmer, không thể không nhắc đến những ngôi chùa mang kiến trúc đặc trưng. Một trong số đó là chùa Phnom Ta Pa (hay còn được gọi là chùa Tà Pạ) nổi danh bởi vẻ đẹp độc đáo nằm ở vị trí đắc địa.
Chiều 30/9, Thị ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN TX. Tịnh Biên tổ chức họp mặt cán bộ hưu trí tiêu biểu, cán bộ chủ chốt và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer nhân dịp Lễ Sene Dolta năm 2024.
Ngày 29/9, huyện Tri Tôn tổ chức các hoạt động chào mừng Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer năm 2024.
Chiều 27/9, Bí thư Huyện ủy Châu Phú Nguyễn Phú Tân; Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Châu Phú Thi Hồng Thúy; Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Châu Phú Nguyễn Phước Nên đã đến thăm, chúc mừng tại chùa Phú Đà Châu (xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú) nhân Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Ngày 26/9, tại xã An Tức (huyện Tri Tôn), Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa tổ chức đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đến học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác dân tộc tại huyện Tri Tôn.
Sáng 26/9, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng dẫn đầu đoàn công tác tỉnh đến thăm, tặng quà và chúc mừng chùa Soài So Tôm Nớp và Phnom Ta Pa (huyện Tri Tôn), nhân dịp Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Ngày 25/9, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm đã đến thăm, tặng quà và chúc mừng Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tại chùa Sà Lôn (xã Lương Phi) và chùa Tà Pạ (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn).
Đến hẹn lại lên, Hội Đua bò Bảy Núi tranh Cúp Truyền hình An Giang lần thứ 29 năm 2024 lại sắp khởi tranh, trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, du khách trong, ngoài tỉnh. Với những giá trị văn hóa độc đáo, hội đua bò năm nay hứa hẹn sẽ hấp dẫn, kịch tính, vui tươi, trở thành 'điểm nhấn' trong đời sống tinh thần của người dân An Giang.
Chiều 23/9, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Nguyễn Văn Bé Tám cùng lãnh đạo thị trấn Cô Tô đến thăm và chúc mừng Lễ Sene Dolta năm 2024 của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tại chùa Chi PoLes và chùa Pro Sath Phôs (thị trấn Cô Tô).
Ngày 17/9, UBND TX. Tịnh Biên phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các chùa Sóc Rè (xã An Cư), chùa Mỹ Á (xã Núi Voi) tổ chức khai giảng lớp truyền dạy nhạc ngũ âm và kỹ thuật khắc chữ trên kinh lá buông cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer trên địa bàn TX. Tịnh Biên.
Theo phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, hàng năm, từ ngày 29/8 - 1/9 (âm lịch), bà con lại nô nức tổ chức lễ Sene Dolta. Lễ còn được gọi là lễ cúng ông bà nhằm tưởng nhớ công ơn, cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.
Sau chặng đường 10 năm tổ chức, Hội đua bò chùa Rô trở thành sự kiện văn hóa – thể thao (VHTT) đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tại TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang). Đến với hội đua bò, du khách sẽ cảm nhận được không khí vui tươi, hào hứng khi chứng kiến những đôi bò tranh tài vô cùng hấp dẫn và cảm nhận được tính đoàn kết cộng đồng sâu sắc của người dân địa phương.
Là loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, nghệ thuật sân khấu Dì Kê đang được các ngành, địa phương quan tâm khôi phục. Tuy nhiên, với nhiều lý do, loại hình nghệ thuật này vẫn chưa trở lại như kỳ vọng.
Cùng với việc đầu tư phát triển các môn thể thao hiện đại, ngành thể thao tỉnh còn quan tâm giữ gìn các môn thể thao truyền thống, dân tộc. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng vững chắc khối đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.
Việc dạy và học chữ Khmer rất được các địa phương chú trọng, duy trì với các hình thức khác nhau.
Những năm qua, huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) đã quan tâm thực hiện tốt các chính sách dân tộc góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân các dân tộc thiểu số (DTTS) trong huyện.
Những năm qua, tỉnh An Giang đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Khmer.
Nhằm xây dựng quê hương ngày càng phát triển, Huyện ủy, UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) sẽ tích cực phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, chăm lo đời sống kinh tế, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần vào thành tựu chung của huyện anh hùng trong giai đoạn 2024 - 2029.
Giai đoạn 2024 - 2029, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tích cực phát huy truyền thống và sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương.
Bên cạnh công tác chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, các cấp, ngành tại TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đặc biệt quan tâm hỗ trợ vốn, đào tạo nghề và kết nối việc làm, xem đây là giải pháp căn cơ giúp bà con thoát nghèo bền vững.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) lần thứ IV/2024 đã diễn ra, nhưng dư âm đọng lại chính là tình đoàn kết bền chặt của cộng đồng các dân tộc tại địa phương. Thành quả tích cực đó đến từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại thị xã biên giới từ nhiều năm qua.
Giai đoạn 2024 - 2029, TX. Tịnh Biên sẽ tích cực huy động mọi nguồn lực chăm lo phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tiếp tục xây dựng, phát huy khối đoàn kết dân tộc, xây dựng quê hương Tịnh Biên ngày càng giàu đẹp.
Nhiệm kỳ 2024 - 2029, UBMTTQVN TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) sẽ tăng cường phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp đông đảo đoàn viên, hội viên, đồng bào các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn thị xã cùng phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp.
Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Minh Nhật (ngụ ấp Chơn Cô, xã An Cư, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, công việc không ổn định, nhưng qua các mối quan hệ của bản thân, anh đã vận động nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài địa phương giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer trên địa bàn xã.
Khoảng cuối tháng 4 hằng năm, bà con vùng Bảy Núi (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) lại rộn ràng mùa trâm chín.
Là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, UBND TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, giúp các em tìm kiếm tương lai bằng con đường học vấn.
Khi mới đi vào hoạt động (ngày 4/5/1994), Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) Tri Tôn được tổ chức Degardin của Canada tài trợ 3.500UDA để mua máy tính phục vụ hoạt động. Nhờ vậy, QTDND Tri Tôn trở thành đơn vị sử dụng máy tính trong giao dịch quản lý nghiệp vụ đầu tiên trong hệ thống tín dụng của tỉnh.
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh An Giang tuy chỉ chiếm 5,1% dân số toàn tỉnh, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tỉnh xem việc chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong vùng đồng bào DTTS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, huy động cả hệ thống chính trị và nguồn lực xã hội cùng thực hiện.
Với tính lan tỏa cao, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày càng thu hút, hấp dẫn các chủ thể kinh tế tham gia. Từ sản phẩm bản địa, sản phẩm truyền thống ở làng quê, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), qua gắn nhãn OCOP, tất cả vươn xa hơn về thực tế địa lý và giá trị mang lại.
Có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, nhiều cá nhân đã tích cực vận động, tuyên truyền bà con chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng phấn đấu xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp.
Là huyện miền núi, biên giới, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống, Tri Tôn (tỉnh An Giang) nỗ lực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, các mô hình sinh kế hiệu quả. Khi giảm nghèo trong vùng DTTS thành công, sẽ là động lực để Tri Tôn thoát khỏi danh sách huyện nghèo cả nước.
Những năm qua, Thị ủy, UBND TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer. Qua đó, củng cố niềm tin của đồng bào DTTS Khmer đối với Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, giúp bà con yên tâm phát triển kinh tế, đóng góp vào sự phát triển của quê hương.
Năm nay, Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer diễn ra từ ngày 13 - 16/4. Dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang cùng chính quyền địa phương tổ chức nhiều đoàn đến thăm, chúc Tết, chia sẻ niềm vui với đồng bào tại 66 chùa Nam tông Khmer trong toàn tỉnh; tặng quà, động viên bà con Khmer nghèo, hoàn cảnh khó khăn; quan tâm nâng cao đời sống để đồng bào đón Tết cổ truyền vui tươi, đầm ấm, hạnh phúc.
Nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, chiều 12/4, đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê K'đăm dẫn đầu đã đến thăm, chúc Tết tại chùa Soài So Tôm Nớp (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và hòa thượng Chau Ty (Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam).
Chiều 12/4, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê K'đăm dẫn đầu đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đã khảo sát tình hình kinh tế - xã hội và chúc Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang).
Năm 2024, UBND TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Đồng thời, tích cực hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nhằm nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Sáng 10/4, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Châu Thành Từ Thanh Khiết đến thăm, tặng quà chùa Chăs Sđao (xã Hòa Bình Thạnh), nhân Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Những ngày này, những phum sóc của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer trên địa bàn TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đang háo hức chờ đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay đến. Với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, những dịp Tết truyền thống của đồng bào DTTS Khmer trên địa bàn biên giới ngày càng vui tươi, no ấm.
Kho tàng văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer rất phong phú, đặc sắc, được gìn giữ đến ngày nay một phần nhờ cộng đồng và những cá nhân tâm huyết. Các ngày hội lớn, lễ cúng, cưới hỏi… là không gian để các giá trị bản sắc được duy trì và lan tỏa.
Từ sự chung tay đóng góp của người dân và nguồn kinh phí hỗ trợ của các đơn vị, doanh nghiệp… công trình đèn đường chiếu sáng trên địa bàn ấp Ba Xoài (xã An Cư, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, trong sự phấn khởi của người dân địa phương. Công trình góp phần đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), an toàn giao thông và thuận lợi cho việc đi lại của người dân vào ban đêm, nhất là người già, trẻ em.
Thời gian qua, Thị ủy, UBND TX. Tịnh Biên tập trung chăm lo tốt đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở địa phương, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, khẳng định niềm tin của đồng bào Khmer đối với Đảng và chính quyền các cấp.
Một buổi sáng, quán cà-phê ven đường ở ấp Vĩnh Hạ (xã Vĩnh Trung, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) rộn ràng tiếng cười nói của nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer. Buổi gặp mặt tưởng chừng 'vô thưởng vô phạt', nhưng lại mở đầu cho những tương trợ về sau.
Việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh An Giang luôn được quan tâm, qua đó góp phần quảng bá văn hóa địa phương và tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân. Điển hình là việc bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer xã Văn Giáo (TX. Tịnh Biên).
Mùa khô năm nay, dù nắng nóng gay gắt, Chau Tâng (ngụ xã An Cư, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vẫn yên tâm canh tác trên diện tích 5.000m2 đậu phộng, bởi hiệu quả từ hệ thống Trạm bơm 3/2. Những ai định cư trên 'sa mạc trắng' đủ lâu như Chau Tâng, mới hiểu được khát vọng 'tắm mát' vùng cao của bao thế hệ người dân Tịnh Biên.
Đảng và Nhà nước quan tâm công tác dân tộc, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), mang lại hiệu quả rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) vùng đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình chính sách dân tộc còn dàn trải, rời rạc, thiếu tập trung nguồn lực, nên hiệu quả chưa cao.