Theo các chuyên gia, để thực hiện một bộ phim chuẩn chỉnh về văn hóa dân tộc, nhà làm phim cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng về phong tục, tập quán, cách thực hành tâm linh tín ngưỡng của đồng bào.
Tuyên Quang là địa bàn có đông người Dao sinh sống. Đồng bào Dao ở Tuyên Quang có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc, trong đó Lễ cấp sắc là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc Dao.
Hiện nay, Tuyên Quang có khoảng 100.000 người Dao, là dân tộc thiểu số đông thứ 2 sau dân tộc Tày. Dân tộc Dao phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, với nhiều ngành: Dao Đỏ, Dao tiền, Dao Quần chẹt, Dao Quần trắng, Dao Coóc mùn, Dao Coóc ngáng, Dao Thanh y, Dao Ô gang, Dao Áo dài...
Thêu là nghề truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Dao. Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, trang phục của người phụ nữ ngày càng hiện đại, nhưng đồng bào Dao tỉnh Tuyên Quang vẫn luôn giữ gìn nghề thêu, để làm đẹp thêm trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Tối 6-10, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp (TP Thái Nguyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II với chủ đề: 'Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển'.
Vốn là dân kỹ thuật, tưởng chừng tâm hồn khô khan và cứng nhắc, thế nhưng ông Tống Đại Hồng, hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh lại là một tâm hồn 'dạt dào hương sắc'. Chính tâm hồn ấy đã giúp ông vượt qua những 'đoạn đường' khó trên hành trình chinh phục văn hóa dân gian.
Nhìn từ trên cao, xã Tân An (Chiêm Hóa) nằm nép mình dưới chân dãy Cham Chu hùng vĩ. Nước trên núi đổ xuống tạo ra những dòng suối chảy qua địa bàn xã, tưới cho những cánh đồng phì nhiêu. Dưới chân núi, thung lũng, gần các dòng suối là những làng bản của đồng bào Tày cư trú với những ngôi nhà sàn cột gỗ, lợp lá cọ truyền thống. Do đặc điểm lựa chọn vị trí cư trú gần các dòng suối nên từ xa xưa, đồng bào Tày Tân An đã sớm biết chế tạo và sử dụng cọn nước như một chiếc máy dẫn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Trong khuôn khổ Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội Thành Tuyên năm 2019, nhân dân, du khách gần xa đã được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc gồm 12 di sản, trong đó có một số di sản đã được UNESCO công nhận là của nhân loại như: Cồng chiêng Tây Nguyên, hát Xoan Phú Thọ, Quan họ Bắc Ninh. Đây là những di sản tiêu biểu đại diện cho vùng miền trong cả nước, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương, phản ánh sự đa dạng văn hóa và sáng tạo của con người.