Giá khí đốt tụt xuống mức âm do sản lượng tại vùng Lòng chảo Permian (Permian Basin) của Mỹ tăng mạnh và các đường ống vận chuyển đang phải bảo trì.
Theo đánh giá của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), quyết định mới đây của OPEC + về cắt giảm sản lượng dầu là một quyết định 'rủi ro' vì nhu cầu tăng trưởng mạnh trong năm nay.
Các chuyên gia nhận định việc Ngân hàng Trung ương châu Âu nâng lãi suất mạnh sẽ không tạo ra tác động lớn trong việc củng cố giá trị của đồng euro.
Châu Âu 'đứng ngồi không yên' khi sau khi tập đoàn năng lượng Nga Gazprom đóng đường ống Nord Stream 1 vô thời hạn.
Thị trường chứng khoán châu Âu ngày 5/9 sụt giảm khi nhà đầu tư lo ngại những rủi ro kinh tế vĩ mô phát sinh từ việc nguồn cung năng lượng từ Nga bị cắt đứt. Giá trị đồng euro sa sút so với USD, trong khi giá khí đốt tăng cao.
Giá khí đốt của châu Âu đã tăng vọt tới 30% trong phiên ngày 5/9 sau khi Nga cho biết một trong những đường ống cung cấp khí đốt chính cho châu Âu sẽ đóng cửa vô thời hạn, làm dấy lên lo ngại mới về tình trạng thiếu hụt và phân bổ khí đốt ở Liên minh châu Âu (EU) trong mùa Đông này.
Ngày 16/6, Giám đốc điều hành Tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom Alexei Miller nói rằng, Moscow sẽ 'hành động theo luật của riêng mình' sau khi cắt nguồn cung cấp khí đốt hàng ngày cho Đức và Italy.
Tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom đã bảo vệ hành động cắt giảm khí đốt đển châu Âu trong bối cảnh giá tăng vọt và căng thẳng giữa Nga và phương Tây liên quan đến Ukraine.
Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng vọt ngày 14/6, sau vụ cháy nổ tại trạm xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của công ty Freeport tại bang Texas (Mỹ) tuần trước.
Ba trạm nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) đang được xây dựng, nhưng những cơ sở này gặp phải khó khăn do thị trường khí đốt căng thẳng về nguồn cung.
Châu Âu là khu vực tiêu thụ năng lượng lớn thứ 3 trên thế giới, chiếm 13,9% tổng năng lượng toàn cầu. Vì vậy, đây luôn là một mắt xích quan trọng trong bản đồ năng lượng. Điều này một lần nữa được thể hiện rõ trong năm nay, khi các thay đổi tại khu vực này đang tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường quốc tế.
Giá năng lượng châu Âu tăng kỷ lục đang khiến các nhà tiêu thụ điện và khí đốt lớn nhất trong khu vực chịu thiệt hại nặng nề, buộc nhiều 'ông lớn' công nghiệp phải cắt giảm sản lượng và đe dọa đà phục hồi kinh tế.
Giá điện tại châu Âu đã tăng vọt trong tuần này, do khan hiếm nguồn cung khí đốt, sản lượng điện gió suy giảm, một vài nhà máy điện hạt nhân ngừng phát điện giữa thời điểm châu lục chuẩn bị bước vào đỉnh điểm lạnh giá trong mùa đông.
Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu đã trở nên tồi tệ hơn ngày 21/12 giữa bối cảnh thiếu hụt khí tự nhiên, dừng sử dụng năng lượng hạt nhân, sụt giảm sản lượng điện từ gió và một mùa đông khắc nghiệt đang chờ ở phía trước.
Tính chung cả tuần này, giá dầu thô thế giới đã tăng thêm 4% trong bối cảnh một số nền kinh tế lớn đang đối mặt rủi ro khủng hoảng năng lượng. Giá dầu thô Brent hiện được neo vững trên mức 82 USD/thùng.
Hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Platts (Anh) vừa cho biết chỉ số giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) JKM đã tăng sốc, vượt ngưỡng 50 USD/MMBtu lên mức cao nhất lịch sử. Chỉ số giá khí LNG JKM đo lường mức biến động giá khí LNG giao ngay tại khu vực Châu Á và là giá tham khảo cho các hợp đồng giao dịch khí trên thị trường toàn cầu.
Giá khí tự nhiên tại Châu Âu đã lập mức cao kỷ lục mới, đạt 118 EUR/MWh, cao gấp nhiều lần so với mức 15 EUR/MWh cách đây 6 tháng. Giá khí tự nhiên hiện tương đương với việc giá dầu thô đạt 200 USD/thùng.
Đà tăng chóng mặt của giá khí tự nhiên hiện nay khởi phát từ Châu Âu, lan sang Châu Á và đến khu vực Bắc Mỹ hiện đã tạo ra một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng mới trên quy mô toàn cầu, gây tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực. Câu hỏi lớn nhất hiện nay là khi liệu giá khí sẽ tăng đến mức nào và khi nào cuộc khủng hoảng này mới chấm dứt.
Ủy viên phụ trách thị trường Nội địa châu Âu, ông Thierry Breton cảnh báo, châu Âu sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng về năng lượng trong suốt mùa Đông tới.