Các đợt nóng ngày càng gay gắt và thường xuyên hơn, mùa cháy rừng bùng phát sớm khắp lục địa từ Địa Trung Hải đến Tây Ban Nha… đã, đang khiến biến đổi khí hậu trở thành vấn nạn nhức nhối mà cả châu Âu phải đối mặt.
Nhập khẩu ồ ạt khí đốt hóa lỏng vào Pháp, chủ yếu từ Mỹ, đã kích thích hoạt động tại kho cảng Fos Cavaou. Nhập khẩu vào Pháp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung năng lượng cho châu Âu, đồng thời tạo ra giải pháp bền vững hơn cho tương lai.
Ban cố vấn của EU về biến đổi khí hậu cho biết mục tiêu phải là cắt giảm 90-95% lượng khí thải ròng vào năm 2040, so với mức của năm 1990.
Lần cuối cùng Trái Đất chứng kiến nồng độ CO2 tương đương mức hiện này là cách đây từ 3-5 triệu năm, nhiệt độ ấm hơn 2-3 độ C, mực nước biển cao hơn 10-20m so với bây giờ song chưa có 7,8 tỷ người.
Liên minh Tài chính Glasgow vì phát thải ròng bằng 0 kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới đẩy mạnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thông qua các chính sách giúp cấu trúc lại hệ thống tài chính toàn cầu, qua đó thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải các-bon thấp.
LHQ cảnh báo nếu thế giới không lập tức cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên quy mô lớn, mục tiêu kìm hãm mức tăng của nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C sẽ không thể đạt được.
Bà Patricia Espinosa cho biết hiện vẫn tồn tại những bất đồng về xây dựng khung quy định liên quan đến cách thức vận hành của các thị trường mua bán hạn ngạch khí thải carbon.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 25/5 công bố báo cáo cho biết các nước trên thế giới đã quyên góp được 53 tỷ USD trong năm 2020 thông qua việc đánh thuế thải khí CO2 đối với các công ty. Con số trên tăng gần 18% so với năm 2019 do một số nước tăng thuế và giá.
IEA ước tính lượng khí thải CO2 trong năm nay sẽ tăng gần 5% lên mức 33 tỷ tấn, trái ngược với sự giảm sút hồi năm ngoái do hoạt động kinh tế trì trệ vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
Hoạt động của con người trong năm 2021 sẽ đẩy nồng độ CO2 trong khí quyển lên mức cao hơn 50% so với trước cuộc cách mạng công nghiệp.