Đức sẽ tìm đến Canada cho các mặt hàng hydro xanh, nhưng không nhắm đến khí đốt tự nhiên, vì nước này đang tiếp tục chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch, đặc phái viên về khí hậu của nước này trả lời giới truyền thông Canada vào cuối tuần trước.
Ngày 9/11, truyền thông Ả Rập đưa tin, Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm thêm 1 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 12/2023 để duy trì sản lượng khoảng 9 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, Nga cũng tuyên bố sẽ tiếp tục cắt giảm thêm 300.000 thùng/ngày từ xuất khẩu dầu thô và sản phẩm dầu mỏ cho đến cuối tháng 12/2023.
Hội nghị biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại Ai Cập thu hút sự chú ý của dư luận, khi có tới gần 100 nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ, hơn 35.000 người tham dự. Vậy, COP27 sẽ tập trung vào vấn đề gì khi từ đầu năm tới nay những diễn biến thời tiết hết sức cực đoan? Và, quan trọng là những nước giàu có thực hiện cam kết chi tiền để những nước đang phát triển giảm phát thải gây ô nhiễm bầu khí quyển?
Cho dù đã lấp khá đầy kho dự trữ khí đốt cho mùa đông năm nay cũng như áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm và cắt giảm khí đốt, song, sự khan hiếm cùng giá cả leo thang vẫn khiến mặt hàng nhiên liệu thiết yếu, sống còn cho cả sản xuất và tiêu dùng này là bài toán nan giải cho châu Âu.
Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu hiện tại được xem nghiêm trọng hơn cả cú sốc dầu mỏ năm 1973, tình hình này đặt ra câu hỏi liệu châu lục này có 'nghĩ lại' chuyện trừng phạt Nga?
Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng và chưa thấy hướng ra đang có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng khác trầm trọng không kém ở châu Âu khi bắt đầu xuất hiện những bất ổn chính trị khiến các quốc gia ở cựu lục địa đều cảm thấy bất an.
Ngày 22-8, giá bán buôn khí đốt tại thị trường châu Âu lại thiết lập một mức cao kỷ lục, khi các hợp đồng tương lai giao vào tháng 9 tới tại Trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan tăng 14,6%, đứng ở mức 280,24 euro/MWh. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá bán buôn khí đốt châu Âu chỉ vào khoảng... dưới 27 euro. Những cơn bão tuyết mùa đông buốt giá dường như đã kịp thổi tới, ngay khi mùa thu còn chưa thực sự bắt đầu.
Nhà phân tích cấp cao Fabian Ronningen tại hãng nghiên cứu năng lượng Rystad Energy cho rằng 'đáng sợ' là một từ chính xác để mô tả cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu lúc này...
Khi châu Âu tìm các nguồn năng lượng thay thế cho khí đốt của Nga, các chuyên gia cảnh báo về một mối đe dọa mới đối với an ninh năng lượng, lần này là hạn hán.
Giá điện ở châu Âu tăng lên mức kỷ lục mới khi giá khí đốt tự nhiên kéo dài đà tăng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng đang đe dọa đẩy khu vực này vào suy thoái.
Theo báo Les Echos, hầu như tất các phương tiện sản xuất điện ở châu Âu gồm thủy điện, nhiệt điện than, điện hạt nhân, điện gió..., đều chịu tác động bởi những đợt nắng nóng và hạn hán kéo dài.
Nhiệt độ kỷ lục thúc đẩy nhu cầu về điện, nhưng đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến việc sản xuất điện từ năng lượng hạt nhân, thủy điện và than.
Nắng nóng gay gắt đang gây thêm sức ép cho hệ thống năng lượng châu Âu, khi nhu cầu lớn đẩy giá điện tăng cao và tạo nguy cơ thiếu hụt trầm trọng khí đốt trong mùa đông tới.
Mất điện kéo dài làm giảm chất lượng sống của con người, gây cú sốc cho kinh tế và thậm chí kích hoạt khủng hoảng nhân đạo