'Kích cầu' du lịch từ bảo vệ môi trường, phát huy giá trị di sản bản địa

Làng Gò Cỏ (xã Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi), nằm biệt lập ngoài biển, nhưng thời gian gần đây, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của Quảng Ngãi. Du khách đến với Gò Cỏ không phải để ở khách sạn 5 sao, mà để có những trải nghiệm chìm sâu vào ký ức, cảm nhận dấu vết của mình còn lưu lại đâu đó trong chặng đường tiến hóa hàng ngàn năm.

Phát triển du lịch ở vùng cực nam Quảng Ngãi

Thiên nhiên ưu đãi cho TX.Đức Phổ nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Vùng đất cực nam của tỉnh không chỉ có bờ biển đẹp, nhiều điểm đến hấp dẫn, mà còn có hàng chục di tích lịch sử, trong đó có nhiều khu di tích mang tầm quốc gia nên tiềm năng về du lịch rất lớn.

Làng du lịch không rác thải

Sau gần 2 năm tham gia dự án Giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt ở làng Gò Cỏ, hướng tới mục tiêu 'làng du lịch không rác', làng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) ngày một sạch, đẹp, trong lành, cùng với thiên nhiên thơ mộng đã góp phần níu chân du khách. Đây là ngôi làng du lịch đầu tiên 'nói không với rác thải nhựa', đảm bảo các tiêu chí về môi trường xanh, sạch, đẹp.

Không chỉ là vùng đất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, Quảng Ngãi còn lưu giữ nhiều làng bản xưa mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc; những phong tục tập quán, làn điệu dân ca, ẩm thực mang đậm nét văn hóa xứ Quảng. Những giá trị văn hóa này đang được lựa chọn để phát triển du lịch cộng đồng, dịch vụ du lịch nông thôn.

Dịch vụ du lịch nông thôn: Nhiều triển vọng

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tập trung phát triển 6 nhóm sản phẩm, trong đó có dịch vụ du lịch nông thôn. Với mục tiêu phát triển 1 - 2 điểm du lịch đạt tiêu chuẩn, Chương trình OCOP được kỳ vọng sẽ góp phần giúp các điểm du lịch của tỉnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm.'Sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn phải được phát triển dựa trên lợi thế đặc trưng của địa phương, có tính độc đáo, khác biệt và không trùng lắp. Điều cốt yếu là xây dựng được câu chuyện về sản phẩm và giới thiệu câu chuyện đến du khách'.

Một thoáng văn- một thoáng người

27 bút ký, như 27 bức tranh khắc họa về những miền quê Quảng Ngãi mà Hồ Nghĩa Phương đã từng đến thăm, với những trăn trở, nghĩ suy về quá khứ, hiện tại, tương lai. Có phố phường, làng mạc, biển đảo, núi non. Có những nơi là thắng cảnh quen thuộc với người Quảng Ngãi từ bao đời, như Thu Xà, Thình Thình, Mỹ Khê… Có những địa danh mới được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây, như Bùi Hui, Gò Cỏ, bàu Cá Cái…

Lưỡi long rim đường: Món mứt dân dã của người Gò Cỏ

Nơi mảnh đất cực nam của tỉnh, người dân thường dùng lưỡi long để chế biến thực phẩm trong bữa ăn gia đình. Đây được xem là rau sạch, mọc tự nhiên ở vùng đất cát ven biển. Từ loại rau chỉ dùng để nấu canh, các bà, các mẹ ở làng Gò Cỏ, tổ dân phố Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) đã chế biến thành món mứt lưỡi long rim đường dân dã, bình dị, thơm ngon.

Làng Gò Cỏ - Báu vật Sa Huỳnh

Như một công chúa Chămpa trải qua giấc ngủ dài giữa không gian Sa Huỳnh và một ngày được đánh thức, làng Gò Cỏ (thôn Long Thạnh 2, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là hiện thân về sự kỳ bí của văn hóa Chămpa cuối cùng còn lại, được ví là 'báu vật Sa Huỳnh'.