Để thích ứng với nền kinh tế thị trường ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã chú trọng đầu tư chế biến sâu các mặt hàng nông sản đặc trưng của địa phương. Từ đó, nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia đã được tạo ra, khẳng định uy tín, chất lượng, khả năng cạnh tranh trên thị trường và mang lại giá trị kinh tế cao.
'Giao lưu-kết nối-hợp tác-phát triển' là chủ đề hội nghị kết nối thúc đẩy hợp tác sản xuất với tiêu thụ nông sản, phát triển du lịch sinh thái vừa được UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam và Hiệp hội Rau quả Việt Nam tổ chức. Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 30 doanh nghiệp trong cả nước. Đây được coi là cơ hội để đưa nông sản vươn xa trên thị trường.
Sáng 21-4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Gia Lai phối hợp UBND huyện Krông Pa, Chư Prông, Đak Pơ, Chư Sê tổ chức lễ công bố văn bằng bảo hộ và Hội thảo Quản lý, phát triển tài sản trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản địa phương.
Không chỉ với người ngoài, ngay cả với cư dân ở thung lũng Ayun Pa cũng thấy miền quê của mình tựa như một vùng đất mới với những thay đổi lớn lao diễn ra chỉ trong một thời gian ngắn, không mấy khác những chuyện truyền kỳ.
Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) và Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời (Tập đoàn Lộc Trời) vừa ký kết chương trình liên kết sản xuất lúa chất lượng cao. Nhiều điểm mới trong phương thức liên kết sản xuất hứa hẹn mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng tầm hạt gạo và tăng thu nhập cho nông dân.
Trong giai đoạn 2020-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, ngay đầu nhiệm kỳ, Đảng bộ huyện đã tập trung triển khai quyết liệt nhiều giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ này.
Sau hơn 1 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều sản phẩm đặc trưng của các địa phương đã được nâng tầm cả về mẫu mã, chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Việc xây dựng nhãn hiệu sẽ là 'đòn bẩy' để đưa sản phẩm OCOP vươn xa hơn nữa trên thị trường.
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Thiện, cả 27 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra đều đạt và vượt, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt cao. Đây là tiền đề quan trọng để Phú Thiện tiếp tục hướng đến những mục tiêu cao hơn, phát triển toàn diện trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Đầu tháng 4-2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn Đảng bộ huyện Phú Thiện tổ chức đại hội điểm cấp huyện. Nhận thức rõ trách nhiệm và vinh dự to lớn dành cho Đảng bộ, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ Huyện ủy, các bước chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) được gấp rút triển khai và đang hoàn tất những phần việc cuối cùng.
Một 'lỗ hổng' lớn trong quá trình xây dựng thương hiệu 'Gạo Phú Thiện' là chưa chủ động được giống lúa mà phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ các tỉnh khác. Để khắc phục tình trạng này, mới đây, UBND huyện Phú Thiện đã phê duyệt 'Đề án liên kết sản xuất lúa giống trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025'. Mục tiêu của đề án là sản xuất ra nguồn lúa giống chủ lực, chất lượng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất của địa phương với giá thành thấp và hướng tới cung cấp ra thị trường.
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ huyện Phú Thiện (Gia Lai) tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp lợi thế của địa phương và xây dựng thương hiệu 'Gạo Phú Thiện'. Nhờ vậy, huyện đã tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm cây trồng, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.
Những năm qua, huyện Phú Thiện (Gia Lai) đã có những bước tiến vững chắc trong lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đây là tiền đề để huyện hướng đến những mục tiêu cao hơn trong năm 2020 và những năm tiếp theo.