Thửa đất ở vốn đứng tên của bố mẹ, nhưng khi bố mẹ mất thì các anh chị em trong gia đình mới biết một nửa mảnh đất đã được sang tên cho người anh trai (không có di chúc).
UBND huyện Tứ Kỳ cho biết, địa phương sẽ đẩy nhanh tiến độ phấn đấu cấp GCNQSD đất cho 102 lô đất tại dự án tái định cư xã Chí Minh hoàn thành trong quý 3/2023.
Trong quá trình PV liên hệ công tác cũng như PL&XH có bài viết phản ánh sự việc, UBND huyện Lương Sơn đã có hai văn bản yêu cầu UBND xã Thanh Sơn, phòng TN&MT cùng Chi nhánh Văn phòng đăng kí đất đai huyện xác minh làm rõ thông tin báo nêu cũng như nguồn gốc đất của gia đình ông Sơn, bà Hòa.
Chỉ rõ những hạn chế trong quản lý đất đai, siết trách nhiệm của chính quyền cơ sở, chuyển vụ việc nghiêm trọng tới cơ quan điều tra, không cấp điện, nước cho các hộ dân sử dụng đất vi phạm… là những biện pháp 'rắn' tân Chủ tịch UBND huyện Ý Yên vừa chỉ đạo thực hiện sau ít ngày nhận chức.
Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực quản lý tài chính, đất đai, đầu tư xây dựng tại tỉnh Cà Mau, đồng thời kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thu hồi hơn 74 tỷ đồng vi phạm.
UBND tỉnh Nghệ An vừa có công văn yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu khi thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để khắc phục tình trạng 'quy hoạch treo', 'dự án treo', Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Xây dựng sửa đổi, trong đó có mục tiêu phát huy hiệu quả, giải phóng nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song, trên thực tế, tại một số địa phương như Hà Nội, Hải Dương, 'quy hoạch treo' vẫn tồn tại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân; gây lãng phí tài nguyên đất và làm chậm tiến trình phát triển đô thị. Khu đô thị mới (KĐTM) phía Đông thành phố Hải Dương là một trong những sự việc điển hình về một dự án đã kéo dài 10 năm nhưng chính quyền địa phương vẫn 'bế tắc' trong việc ra quyết định điều chỉnh hay giữ nguyên quy hoạch đang tồn tại. Cũng bởi vậy, gần 10 nghìn mét vuông tại dự án này nhiều năm nay trở thành đất bỏ hoang. Kéo theo đó là quyền lợi của người dân cũng bị chậm trễ trong việc xin xác nhận quyền sử dụng đất mà chưa rõ đến bao giờ mới được xử lý dứt điểm.
Sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) giả để vay tiền trả nợ, 2 bị cáo bị TAND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tuyên tổng mức hình phạt 120 tháng tù giam về các tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản', 'Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức'.
Các ý kiến đối thoại giữa các bí thư chi bộ, trưởng thôn, tổ trưởng TDP với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền TP Hà Tĩnh tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản, quy hoạch, quản lý đô thị, hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh hoạt chi bộ Đảng...
Mặc dù thửa đất của gia đình ông Đỗ Văn Thịnh (bố đẻ là Đỗ Văn Sản) năm 1994 đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trong đó có đất ở, đất vườn. Tuy nhiên, đến năm 1999, UBND xã Xương Lâm lại 'mượn' sổ đỏ về tẩy xóa, biến đất thổ cư, đất vườn thành đất rừng.
Cuốn sổ đỏ của gia đình ông Nguyễn Văn Minh (cấp năm 2005, 2013) cùng cuốn sổ đỏ của bà Nguyễn Thị Phi Phượng (cấp năm 2013) trên thửa đất 89, tờ bản đồ 19 tại xã Xương Lâm đều được các cán bộ từ cấp xã đến huyện Lạng Giang tiếp tay trong làm giả mạo hồ sơ.
UBND tỉnh Thái Bình bị 'tố' ban hành văn bản trái luật khi tạm giao đất để triển khai dự án tại xã Dũng Nghĩa, huyện Vũ Thư cho Tập đoàn H. thực hiện dự án khi chưa thực hiện việc thu hồi đất và hoàn thành việc xử lý giá trị còn lại của tài sản đã đầu tư trên đất thu hồi.