Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon... ra đời; nhanh chóng có khung pháp lý cho các loại tài sản này, trong đó xác định rõ đây có phải là tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng là vấn đề lớn đặt ra hiện nay.
Từ tài sản kỹ thuật số đến tín chỉ carbon, Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa lớn, nơi sự chủ động chính sách sẽ quyết định thành bại.
Nhiều ý kiến băn khoăn, tiền ảo Bitcoin, Ethereum, tín chỉ carbon có được coi là tài sản đảm bảo để thế chấp vay vốn ngân hàng?
Một số quốc gia đã công nhận tài sản số làm tài sản bảo đảm, trong khi Việt Nam đang ở bước đầu xây dựng định nghĩa và hành lang pháp lý cho loại tài sản này. Chuyên gia kiến nghị trong giai đoạn trước mắt có thể ban hành quy chế thử nghiệm sandbox cho phép một số ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thí điểm cho vay thế chấp bằng tài sản số trong 3-5 năm.
Tài sản số và tín chỉ carbon đang trở thành một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái tài chính toàn cầu. Đưa tài sản số và tín chỉ carbon là tài sản đảm bảo giúp Việt Nam có cơ hội bứt phá mạnh mẽ trong phát triển tín dụng xanh, tín dụng số, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Đây là vấn đề được đặt ra tại hội thảo 'Tài sản bảo đảm ngân hàng - Những vấn đề quan tâm hiện nay' do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 28/4, tại Hà Nội.
Các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon ngày càng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Câu hỏi đặt ra là liệu các tài sản mới này có được chấp nhận như là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại ngân hàng Việt?
Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, vấn đề đặt ra là liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay ngân hàng.