Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế một cách có hiệu quả với chi phí tối ưu. Để có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh thì cần có các hoạt động thu mua, vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa thành phẩm, kết nối giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng. Các hoạt động này đều được thực hiện trên nền tảng kết cấu hạ tầng logistics. Do vậy, kết cấu hạ tầng logistics là một trong những trụ cột quan trọng để thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia.
Chất lượng của pháp luật luôn là chủ đề 'khổ lắm nói mãi' và đang tiếp tục trở thành vấn đề thời sự trong thời gian qua sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch UBND TPHCM. Bài viết này mang đến cho người đọc một góc nhìn cụ thể hơn về chất lượng pháp luật qua những con số thống kê và đánh giá của nhiều bên có liên quan.Việc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật vẫn còn là thách thức lớn.Nhiều văn bản QPPL được phát hiện là trái pháp luật nhưng không được xử lý hoặc không xử lý kịp thời.
Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 đề ra 11 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu nâng hạng các chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đến năm 2025.
Với việc tăng 10 bậc trong báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam lần đầu tiên vươn lên trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới.
Việt Nam tăng 10 bậc trong báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index) 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
TS. LÊ ANH DUY (Đại học Văn Lang)