'Một sao' là không có ngôi sao nào

Tục ngữ Việt Nam dự đoán thời tiết có một câu rất lạ 'Một ngôi sao, một ao nước '.

Chà bá lửa không trèm cũng trụa

Ghi nhận về vốn từ trong từ điển, tự vị nói chung bao giờ cũng đi sau lời ăn tiếng nói đã xuất hiện ngay trong đời sống, có thể do không cập nhật hoặc bỏ sót. Điều này hết sức bình thường. Vì thế, có những từ/ cụm từ đang sử dụng, một khi nghe/ nói bất kỳ ai cũng hiểu nhưng nếu ai cắc cớ đặt câu hỏi: 'Bắt đầu từ đâu, do đâu nó lại xuất hiện?'. Đã đành các từ đã có từ xa lắc xa lơ, nay tìm hiểu đã khó, vậy, từ mới ra đời gần đây dễ dàng hơn chăng? Không hề. Cũng khó y chang nhau.

Móng nhà hay móng ngựa

'Đừng chờm mà có ngày chấn móng' là câu tục ngữ Việt Nam thuộc loại cổ xưa và khá khó hiểu. Không biết 'chờm', 'chấn' ở đây là gì?; 'móng' là móng nhà hay móng lừa, móng ngựa? Có lẽ, việc đầu tiên là chúng ta tìm đến từ điển xem sao:

'Cơm chim' là cơm gì ?

ục ngữ Việt Nam có câu 'Ai nỡ ăn cướp cơm chim' (Dị bản Ai nỡ ăn cướp cơm chim mắm vét). Ngoài ra còn có thành ngữ 'Ăn cướp cơm chim', được nhiều sách thu thập và xếp vào diện tục ngữ.

'Nông chân' hay 'lông chân',...?

Độc giả: 'Từ lâu tôi đã nghe câu 'Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng'. Nhưng gần đây có nhiều ý kiến lại nói đúng ra phải là 'Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng' và đưa ra nhiều cách giải thích:

'Mặt chuột' HAY 'Mạch chuột'?

Tục ngữ Việt Nam có câu Cháy nhà ra mặt chuột (dị bản Cháy nhà mới ra mặt chuột).

'Đạo văn' - sự thách thức liêm chính học thuật

L.T.S: Sau ba bài viết liên quan đến liêm chính khoa học đăng trên các số báo phát hành từ ngày 08 đến 10/11 vừa qua, Chuyên đề Công an TPHCM xin khép lại những ý kiến với cách nhìn đa chiều lần này bằng bài viết của nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công về 'đạo văn'.

'Nuôi báo cô' có phải là nuôi 'bà cô'?

Sách Thành ngữ bằng tranh (NXB Kim Đồng, 2020), cho rằng 'nuôi báo cô' chính là nuôi 'bà cô' mà ra. Cụ thể, sách này giải thích:

Tiếng Việt giàu đẹp: Lửa và lữa

Lửa tất nhiên là nóng. Tuy nhiên, nhảy vào nước sôi lửa bỏng không phải xông mình vào lửa mà ngụ ý dám thử thách việc khó khăn, hiểm nguy

'Kính' trong 'cổ kính' nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, 'cổ kính' là từ khá thông dụng. Tuy nhiên, việc giải nghĩa từ, yếu tố cấu tạo từ của 'cổ kính' trong các sách từ điển tiếng Việt còn thiếu thống nhất.

Từ 'nanh nọc' đến 'sừng sỏ'

Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) thu thập vài giải nghĩa: 'nanh nọc tt. Đanh đá, hung ác và hiểm độc, thường lộ ra một cách đáng sợ. Con người gian ác, nanh nọc'.

Tiếng Việt giàu đẹp: 'Gấu mẹ vĩ đại'

Chuyện rằng, lần đầu tiên đến chơi nhà bạn, có người thăm dò: Ở một mình à? Gấu mẹ đâu? - tức hỏi vợ của anh ta đâu. Sở dĩ người nghe hiểu được vì trước đây đã từng tồn tại Gấu mẹ vĩ đại - cụm từ tếu táo, bông phèng mà những người chồng ám chỉ về vợ. Tại sao là gấu chứ không ví von với con vật nào khác cũng dữ tợn như hùm, beo, sói?

Nhà thơ Lê Minh Quốc: 'Nội soi' tiếng Việt

Nhà thơ Lê Minh Quốc có nụ cười tươi rói. Anh làm việc nhiều, liên tục, như thể năng lượng sáng tạo suốt mấy chục năm qua lăn lộn với cuộc sống vẫn chưa hề vơi cạn.

'Khôn cho người ta dái…': Cách ứng xử mà người đời lựa chọn

Dạng đầy đủ của câu tục ngữ này là 'Khôn cho người dái, dại cho người thương, dở dở ương ương chỉ tổ người ghét'.