Thị trường chứng khoán phái sinh đã từng bước trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, đặc biệt khi thị trường cơ sở giảm điểm mạnh.
Thị trường chứng khoán (TTCK ) phái sinh đóng vai trò quan trọng và là kết quả tất yếu trong sự phát triển đồng bộ, đầy đủ của thị trường chứng khoán mỗi quốc gia. Trên thế giới, phần lớn các nước có thị trường tài chính phát triển đều ưu tiên xây dựng và phát triển TTCK phái sinh như một cấu phần không thể thiếu trong cấu trúc thị trường tổng thể với vai trò phòng ngừa rủi ro cho hoạt động đầu tư trên các mảng thị trường khác, bao gồm cả thị trường cơ sở lẫn thị trường hàng hóa. Nghiên cứu này làm rõ thực trạng giao dịch các công cụ chứng khoán phái sinh trên TTCK Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai hiệu quả những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đầu tư cũng như hoàn thiện TTCK phái sinh trong giai đoạn tới.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) tiến hành điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu kể từ ngày 15/12/2022.
Từ ngày 15/12/2022, điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tối thiểu từ 13% lên 17%.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) tiến hành điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu kể từ ngày 15/12/2022.
Sau thời gian giao dịch tăng trưởng mạnh, thị trường chứng khoán phái sinh trong tháng 8 có xu hướng giao dịch trầm lắng hơn so với tháng trước. Tuy nhiên, tháng 8 vẫn là tháng có khối lượng giao dịch bình quân cao thứ 2 tính từ đầu năm nay.
Từ khi thị trường chứng khoán phái sinh ra đời, ngày 10/8/2017, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh liên tục gia tăng. Tính đến phiên giao dịch thứ 1.000 (6/8/2021), đã có 423.639 tài khoản được mở, tăng gấp 24,75 lần so cuối năm 2017.
Dù mới 3 năm hoạt động, nhưng thanh khoản thị trường phái sinh liên tục thiết lập các kỷ lục mới và 'đỉnh' mới nhất là 356.033 hợp đồng tại ngày 29/7/2020. Đây là con số mà Sở Giao dịch Hợp đồng tương lai Đài Loan mất 13 năm, Sở GDCK Phái sinh Thái Lan mất 7,5 năm mới đạt được.
Sở GDCK Hà Nội (HNX), ngày 3-10, cho biết, chỉ số HNX-Index đạt 105,05 điểm tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, tăng 2,67% so thời điểm cuối tháng trước. Giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 183,83 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 3,3% so thời điểm cuối tháng 8.
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9 có 1 mã sản phẩm là VN30F1909 đáo hạn ngày 19/9/2019 và HNX đã niêm yết bổ sung sản phẩm thay thế là VN30F1911 vào ngày 20/9/2019. Tại thời điểm cuối tháng 9 có 4 mã hợp đồng được giao dịch là VN30F1910, VN30F1911, VN30F1912 và VN30F2003.
Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa cho biết, số tài khoản giao dịch phái sinh, tại ngày 30-8, đạt 81.510 tài khoản, tăng 3,71% so tháng trước. Tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước tháng này tăng nhẹ so tháng trước, chiếm 91,28% khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 8, có 1 mã sản phẩm là VN30F1908 đáo hạn ngày 15/8/2019 và HNX đã niêm yết bổ sung sản phẩm thay thế là VN30F2003 vào ngày 16/8/2019. Tại thời điểm cuối tháng 7 có 4 mã hợp đồng được giao dịch là VN30F1909, VN30F1910, VN30F1912 và VN30F2003.
Sau hai năm chính thức hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh đã chứng tỏ là một công cụ phòng ngừa rủi ro đối với danh mục chứng khoán cơ sở và là giải pháp hữu hiệu để giữ chân nhà đầu tư, tránh tình trạng tháo chạy khi thị trường cơ sở sụt giảm.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù giữ được đà tăng trưởng tuy nhiên kinh tế thế giới vẫn có những diễn biến phức tạp hơn dự báo. Trong nước, 6 tháng đầu năm 2019, tình hình kinh tế vĩ mô vẫn giữ được ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, thị trường tiền tệ, tỷ giá và mặt bằng lãi suất ổn định. Nhờ các nhân tố tích cực trên, thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang duy trì và phát triển; quy mô thanh khoản thị trường được cải thiện.
Sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (HĐTL TPCP) kỳ hạn 5 năm sẽ được đưa vào giao dịch từ ngày 4/7/2019. Ông Dương Văn Thanh, Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) chia sẻ, VSD đã sẵn sàng thực hiện bù trừ, thanh toán cho sản phẩm mới.