Trong mùa mưa lũ đã có không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra, dẫn đến thiệt hại về người và của khi người dân cố gắng đi qua các ngầm tràn tại Thanh Hóa. Tỉnh có 11 huyện miền núi, nguồn kinh phí có hạn nên số ngầm tràn đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vẫn chưa được tu sửa.
Nhiều công trình ngầm tràn ở Thanh Hóa đã có dấu hiệu xuống cấp theo thời gian. Mùa mưa lũ, những ngầm tràn này tiềm ẩn hiểm họa khôn lường cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Thời gian qua, chuyên mục Alo cử tri nhận được phản ánh của người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa về tình trạng đập tràn hư hỏng khiến sinh hoạt gặp khó khăn. Cứ mỗi lần nước dâng, giao thông nơi đây bị chia cắt hoàn toàn. Nếu không có phương án khắc phục kịp thời, nguy cơ mất an toàn khi mùa lũ đang đến gần càng khiến người dân lo lắng.
Trong mùa mưa lũ, đã có không ít vụ tai nạn thương tâm dẫn đến thiệt hại về người và của khi người dân cố gắng đi qua các ngầm tràn. Tại một địa phương rộng như Thanh Hóa, có tới 11 huyện miền núi, nguồn kinh phí còn có hạn nên số ngầm tràn đã xuống cấp khá nhiều, tiềm ấn nguy cơ mất an toàn.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 42/95 ngầm tràn trên các tuyến tỉnh lộ và 53/471 ngầm tràn trên các tuyến giao thông nông thôn đã xuống cấp, hư hỏng cần được sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cấp thiết. Đây sẽ là những hiểm họa tiềm ẩn, đe dọa tính mạng, tài sản của người dân khi mùa mưa bão đến.
Theo số liệu rà soát của Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa, tỉnh có 42/95 ngầm tràn trên các tuyến tỉnh và 53/471 ngầm tràn trên các tuyến giao thông nông thôn có nhu cầu cần sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, với tổng kinh phí khoảng 336 tỷ đồng. Hiện UBND tỉnh đang có kế hoạch rà soát, ưu tiên phân bổ kinh phí để đầu tư các tràn hư hỏng nặng, thường xuyên ngập sâu kéo dài gây tắc đường mỗi khi có mưa lũ xảy ra.
Huyện Bá Thước có lịch sử hình thành và phát triển rất sớm. Từ thời hậu kỳ đá cũ, cách ngày nay hàng vạn năm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trong các hang động những dấu tích của người nguyên thủy, minh chứng cho bước phát triển liên tục của con người.
Huyện Bá Thước có 3 dân tộc anh em là Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường, Thái chiếm gần 87%. Những năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ văn hóa các dân tộc được huyện Bá Thước quan tâm và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm phát huy giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng dân cư, tạo điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng.
Trong chương trình 'Thay lời tri ân', chủ đề 'Tôi chọn nghề giáo', nhiều câu chuyện xúc động của các thầy cô giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc đã giúp mọi người càng trân trọng những cống hiến của những người lái đò thầm lặng. Dù hành trình 'trồng người' có nhiều gian khó nhưng các thầy cô luôn nỗ lực vươn lên, gắn bó với nghề, chắp cánh cho những ước mơ của học trò bay cao, bay xa hơn.
Sau khi xuất ngũ, chàng trai Bùi Văn Anh đi học Sư phạm Tiểu học nhưng cơ duyên lại đưa Văn Anh sang ngã rẽ Sư phạm Mầm non...
Cuối năm 2021, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định 4845/QĐ-UBND phê duyệt 'Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021-2025'. Trong đó, huyện Bá Thước có 289 hộ với 1.242 nhân khẩu trong diện được hỗ trợ tái định cư. Những tháng gần đây, Bá Thước đang tích cực triển khai các thủ tục, giải phóng mặt bằng và triển khai 6 khu tái định cư (TĐC) và các trường hợp xen ghép.
Với 95 năm được xác lập là một đơn vị hành chính cấp huyện, Bá Thước cũng đã trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, có lúc thuộc về Cẩm Thủy, có lúc thuộc về cả Cẩm Thủy, Quan Hóa, có lúc được xác lập là một đơn vị hành chính cấp châu, huyện, rồi lại chia ra nhập vào các đơn vị khác, để cuối cùng trở về là một đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh. Sự hình thành đó nếu không nói là qua nhiều bước ngoặt lịch sử thì cũng là duyên cách để lập nên một Tân Hóa - Bá Thước ngày nay.
Theo số liệu từ UBND huyện Bá Thước, toàn huyện hiện có hơn 55 di tích với nhiều loại hình phong phú như: di tích lịch sử, khảo cổ học, danh lam thắng cảnh... Số lượng di tích cấp tỉnh được xếp hạng đến nay là 9 di tích, gồm: Mái Đá Điều (xã Hạ Trung), hang cổ sinh làng Tráng (thị trấn Cành Nàng), hang Thiết Ống (xã Thiết Ống), hang Bụt - hang Nước (xã Điền Hạ), hang cá Văn Nho (xã Văn Nho); đồn, sân bay Cổ Lũng (xã Cổ Lũng), thác Muốn (xã Điền Quang), thác Hiêu (xã Cổ Lũng), đền thờ Quận công Hà Công Thái (xã Điền Trung). Đặc biệt, Bá Thước còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, giàu giá trị. Vì vậy, Bá Thước đã trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
Bỏ qua những định kiến giới, gièm pha, dị nghị, với tất cả nhiệt huyết vì học trò thân yêu, các thầy ở huyện vùng cao Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đã dũng cảm bước vào nghề giáo dục mầm non, nơi mà xã hội chỉ nghĩ đó là lĩnh vực đặc quyền của nữ giới.
Trong không khí dân chủ, thẳng thắn và cởi mở, cử tri huyện Bá Thước bày tỏ vui mừng trước những kết quả mà tỉnh đã đạt được trong 5 tháng đầu năm 2023; đồng thời đề xuất, kiến nghị một số vấn đề còn tồn tại, bất cập tại địa phương…
Để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phục vụ du lịch, thì việc đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất là một trong những điều kiện tiên quyết. Thậm chí, đây còn được xem là yếu tố có tính 'mở đường' cho du lịch phát triển.
Những ngày đầu xuân, được hòa mình trong không khí lễ hội, nghe tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, ngắm các cô gái trong trang phục truyền thống múa Xường Mường, Khặp Thái; được thưởng thức những món ăn đặc sản, tham gia tung còn, chơi mảng, chọi gà, đánh đu..., mới thấy hết được sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Bá Thước trong việc phục dựng các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về diện tích mặt nước sông, suối và vùng lòng hồ thủy điện, những năm gần đây, các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã phát triển nghề nuôi cá lồng. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân.
Được phát hiện năm 1984, đến năm 2005 Mái Đá Điều (thôn Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước) được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận Di tích khảo cổ học. Tại đây các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật, thu được nhiều hiện vật quý hiếm.
Đã từng được nghe đến di tích khảo cổ học Mái Đá Điều - nơi người Mường, người Thái ở thôn Khiêng, xã Hạ Trung, huyện Bá Thước xem như một biểu tượng của sức mạnh cộng đồng, với những câu chuyện linh thiêng, kỳ bí nên trong chuyến công tác đến xã Hạ Trung lần này, chúng tôi nhờ anh Trương Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Hạ Trung dẫn đến di tích này.
Những ngày cận tết Nguyên Đán 2022, niềm vui thấy rõ trên gương mặt của bà con nuôi thả cá lồng, cá bè dọc đôi bờ sông Mã (đoạn qua địa bàn huyện Bá Thước) khi sản lượng nâng cao, cá bán được giá, thu hoạch đến đâu thương lái mua đến đó.
Ngày 26-5, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có quyết định phê duyệt phương án lấy mẫu, phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng của các hộ dân dọc bờ sông Mã thuộc huyện Bá Thước.
Trong quá trình kiểm tra các cơ sở chế biến dọc sông để truy tìm thủ phạm gây cá chết hàng loạt trên sông Mã ở Thanh Hóa, đã có 2 công ty thừa nhận xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Trước tình hình cá chết trên sông Mã đoạn qua huyện Bá Thước (Thanh Hóa), cơ quan chức năng đã rốt ráo truy tìm nguyên nhân.
Chiều 12-4, khi đoàn kiểm tra của huyện Bá Thước kiểm tra nhà máy sản xuất luồng của Công ty cổ phần chế biến lâm sản Phú Thành ở xã Thiết Kế (huyện Bá Thước). Công ty này đã bước đầu thừa nhận việc có xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Mã vào tối ngày 11-4.
Trong thời gian ngắn liên tục xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng và cá tự nhiên trên sông Mã chết bất thường, không rõ nguyên nhân. Trước sự việc trên, người dân hoài nghi về nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, các cơ quan chức năng đang nỗ lực truy tìm nguyên nhân.
Theo ghi nhận ở nhiều xã ven sông Mã trên địa bàn huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) trong các ngày 9 và 10 tháng 4, tình trạng các loài thủy sản chết, đặc biệt là cá lồng của người dân vẫn đang diễn ra. Người nuôi cá lồng ở đây đang vất vả 'chạy cá' vào các khe, bơm nước sạch vào lồng để cứu cá.
Gần 7 tấn cá nuôi lồng và cá tự nhiên trên sông Mã, đoạn qua tỉnh Thanh Hóa chết bất thường chưa rõ nguyên nhân.