Bình Thuận: Thông tin về thiệt hại do ngập lụt ở các xã

Thống kê, đánh giá thiệt hại ban đầu, hiện có 230 căn nhà bị ngập (toàn bộ là ở thôn Phú Sơn và thôn Phú Khánh, xã Hàm Mỹ); trong đó, 48 căn nhà bị ngập sâu phải di dời người và tài sản. Một căn nhà bị hư hỏng, tốc mái (ở xã Tân Lập). Diện tích thanh long và hoa màu bị ngập khoảng 420ha.

34.000ha cây trồng ở Trung Bộ có nguy cơ thiếu nước trong vụ Hè Thu

Địa phương có diện tích nguy cơ bị ảnh hưởng khô hạn lớn như Bình Thuận từ 5.000-6.000ha, Nghệ An từ 4.000-6.000ha, Thanh Hóa từ 3.000-5.000ha, Ninh Thuận từ 2.000-4.000ha, Quảng Trị từ 1.000-2.000ha.

Bước vào mùa khô năm 2024, nhiều huyện phía Nam của tỉnh Bình Thuận đang đối mặt tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Nhận thức được giá trị của nguồn nước đối với cuộc sống của con người, Bình Thuận đang thực hiện nhiều giải pháp cấp bách để bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.

Tận thấy loạt hồ, đập thủy lợi, sông suối ở Bình Thuận cạn trơ đáy

Nhiều địa phương ở Bình Thuận đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt nghiêm trọng. Hàng loạt hồ, đập thủy lợi, sông suối trên địa bàn đã cạn trơ đáy…

Kiểm tra các điểm hạn hán, thiếu nước sinh hoạt ở Bình Thuận

Chiều 9/4, ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực địa các điểm hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và hiện trạng các hồ chứa nước trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam.

Dân khát, đất bỏ hoang...

Mới bước vào mùa khô nhưng người dân nhiều địa phương của hai tỉnh Bình Thuận và Long An đang thiếu nước trầm trọng, cả trong sinh hoạt lẫn tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.

Bình Thuận: Hàng vạn hộ dân khát nước sạch

Nắng nóng, khô hạn kéo dài khiến nhiều hồ thủy lợi khô cạn, ảnh hưởng cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp hàng vạn người dân ở tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận đối mặt hạn hán nghiêm trọng

Tuy mới bước vào mùa khô năm 2024, tuy nhiên một số huyện phía Nam của tỉnh Bình Thuận đang đối mặt tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Bản đồ tỉnh Bình Thuận đỏ quạch vì hạn hán

Tỉnh Bình Thuận có đến 35 xã bị thiếu hụt lượng mưa và nguồn nước từ 3-6 tháng và theo cấp độ rủi ro thiên tai bị xếp từ cấp 3 đến cấp 4.

Bình Thuận vào mùa… khát:Bài 1: Hồ cạn trơ đáy, sản xuất khó khăn

Người dân nhiều địa phương của tỉnh Bình Thuận đang thiếu nước trầm trọng, cả trong sinh hoạt lẫn tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả là nhiều hộ dân chỉ làm một vụ mùa, mà ăn cả năm…

Nhiều hồ thủy lợi của Bình Thuận thiếu nước

Hơn một tháng nay, nhiều hồ thủy lợi, đập của tỉnh Bình Thuận thiếu nước làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân và thiếu nước sinh hoạt. Dưới đây là chùm ảnh ghi nhận các hồ, đập.

Xây hồ Ka Pet: Dân nơi đây khổ vì thiếu nước quá lâu

Bao năm qua, khát, khô là điều hiển nhiên của người dân Hàm Cần, Mỹ Thạnh... Do vậy, khi Quốc hội thông qua việc xây dựng hồ Ka Pet để mang nước về cũng là mang lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây, đã khơi dậy niềm khát khao cháy bỏng và tiếp thêm động lực sống trong họ. Tất cả những nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua có cả câu chuyện của 'Rừng'…

Tăng lưu lượng điều tiết nước qua tràn hồ Ba Bàu

Sáng nay (29/7), Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Bình Thuận đã có thông báo đến UBND huyện Hàm Thuận Nam và UBND TP. Phan Thiết về việc tăng lưu lượng điều tiết nước qua hồ Ba Bàu.

Hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập huyện Hàm Thuận Nam (1/6/1983 - 1/6/2023): Hàm Thuận Nam đang vào giai đoạn tăng tốc phát triển

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập huyện (1/6/1983 - 1/6/2023), phóng viên Báo Bình Thuận có cuộc phỏng vấn ông Trần Ngọc Diệp - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của chặng 40 năm, đã gỡ tình trạng khô, khó và khổ như thế nào, cũng như phân tích các yếu tố đã hội tụ để Hàm Thuận Nam đang vào giai đoạn tăng tốc cho phát triển.

Từ dự trữ nước đến cắt giảm lũ sông Cà Ty

Không chỉ Nhà nước tìm mọi cách xây dựng những 'kho nước' cho Hàm Thuận Nam mà ngay những người dân ở huyện, tùy vào sức mình, điều kiện nhà mình cũng xây dựng những 'kho nước' trong vườn nhà.

Điều tiết nước mùa khô đảm bảo sản xuất, dân sinh

Huyện Hàm Thuận Nam chủ động các phương án điều tiết nước hợp lý nguồn nước của các ao, hồ, đập thủy lợi phục vụ cho kế hoạch sản xuất đông xuân (2022 – 2023). Đồng thời, giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất cho sản xuất, những tác động ảnh hưởng bất lợi đến đời sống của nhân dân do tình trạng thiếu nước.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra các hồ chứa thủy lợi phía Nam tỉnh

Ngày 25/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong cùng đoàn công tác đã có chuyến đi kiểm tra các hồ chứa thủy lợi phía Nam tỉnh. Theo đó, đoàn đã lần lượt kiểm tra thực tế tại hồ Ba Bàu; hồ Sông Móng, hồ Tân Lập, hồ Đu Đủ và đập dâng Tà Pao.

Tăng lưu lượng điều tiết nước hồ Sông Móng và hồ Ba Bàu

UBND huyện Hàm Thuận Nam vừa có công văn khẩn đến các xã Hàm Thạnh, Mương Mán, Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, thông báo về việc điều tiết nước hồ Sông Móng, Ba Bàu.

Đầu tư dự án Sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước

Phần lớn các công trình hồ chứa trên địa bàn tỉnh có kết cấu đập đất, đã được xây dựng và đưa vào khai thác trên 15 năm. Trong thời kỳ còn khó khăn, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên một số hồ chứa chưa được bê tông hóa mặt đập, mái thượng lưu đập… Trong đó có 5 hồ chứa nước tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao.

Điều tiết nước qua tràn hồ Ba Bàu từ 13 giờ chiều 23/5

Sáng nay (23/5), Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi tỉnh thông báo, sẽ tăng lưu lượng điều tiết qua tràn hồ Ba Bàu (Hàm Thuận Nam). Thời gian điều tiết nước qua tràn lúc 13 giờ ngày 23/5 với lưu lượng 15m3/s. Sau 18 giờ cùng ngày tùy thuộc vào lưu lượng đến hồ sẽ tăng lên từ 20-100 m3/s.

Hàm Thuận Nam: Chủ động nguồn nước sinh hoạt và sản xuất mùa khô

Bước vào mùa khô 2022, toàn tỉnh cơ bản chưa xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, nhưng các địa phương đã và đang có kế hoạch cân đối nguồn nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất hiệu quả. Trong đó, Hàm Thuận Nam - một trong những huyện vùng hạn phía nam tỉnh là một ví dụ.

Cần hỗ trợ vốn để sửa chữa, nâng cấp hồ chứa, kè biển

Những năm qua, Bình Thuận là địa phương luôn phải hứng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Hậu quả, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và các công trình hạ tầng xây dựng, các cơ sở du lịch trên địa bàn. Do đó, nhu cầu vốn để sửa chữa, nâng cấp an toàn đập, hồ chứa nước và xây dựng kè bảo vệ bờ biển rất bức thiết.

Tập trung phòng, chống hạn hán, thiếu nước

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong tại công văn mới đây về tập trung công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hàm Thuận Nam: Tập trung các biện pháp chống hạn

Với lượng nước được tích trữ tại các công trình thủy lợi hiện nay, cộng thêm tình hình nắng hạn nghiêm trọng, sẽ không đảm bảo cho tất cả các diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đến mùa mưa. Do đó, UBND huyện Hàm Thuận Nam đã xây dựng phương án điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm tối đa nguồn nước.

Khoan giếng cứu hạn?

Trời nắng nóng, vùng đất Hàm Thuận Nam khá lâu đã thiếu vắng những cơn mưa. Biết được thông tin năm nay có thể bị hạn nặng, bà con trồng thanh long đã đổ xô khoan giếng. Ngặt nỗi, hầu hết các giếng khoan vẫn trơ đáy, khô khốc, chôn vùi bao tiền của và hy vọng…

Cấp bách chống hạn phía nam tỉnh

Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn, mùa khô 2021 tình hình nắng hạn sẽ diễn biến phức tạp. Nếu trong thời gian tới, nắng nóng tiếp tục kéo dài thì hạn hán, thiếu nước sẽ xảy ra trên diện rộng. Hậu quả, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của nhân dân, nhất là các huyện phía nam tỉnh. Phóng viên Báo Bình Thuận có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Phước - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này.

Tính toán cấp nước mùa khô 2021

Dù mới bước vào đầu mùa khô, nhưng tại các huyện phía Nam như Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và thị xã La Gi đã xảy ra tình trạng thiếu nước. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung tính toán, đảm bảo cấp nước cho nhân dân theo thứ tự ưu tiên…

Cấp độ hạn hán ở Bình Thuận càng tăng

Ở thời điểm này, Bình Thuận đang phải chịu ảnh hưởng của hạn hán ở cấp độ 2. Từ tháng 2/2020, hồ Tà Mon, huyện Hàm Thuận Nam đã hết nước, không còn nguồn nước để cung cấp cho sản xuất. Hồ Ba Bàu, Tân Lập, Đu Đủ mực nước cũng xuống thấp nên diện tích thanh long trên địa bàn huyện này thiếu nước tưới, hàng ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt.