Người dân Nha Trang vừa dọn dẹp lại nhà cửa sau lụt, giờ lại thấp thỏm lo lũ đổ về bởi dự báo từ ngày 24 đến 27-11 tại Khánh Hòa có mưa lớn trở lại, các hồ chứa nước trên địa bàn bắt đầu xả nước để đón lũ.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của cơn bão số 4 (bão Noru), tỉnh Khánh Hòa đã và đang tiếp tục triển khai các công tác ứng phó với bão.
Để ứng phó với diễn biến của bão NORU (bão số 4), hàng loạt địa phương ở Nam Trung Bộ đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án, đưa người dân, tàu thuyền đến nơi an toàn.
Chiều 4-5, ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đi kiểm tra thực địa tiến độ thi công và làm việc với các bên liên quan về Dự án Hồ chứa nước Sông Chò 1 (huyện Khánh Vĩnh).
Đến năm 2030, đất thương mại dịch vụ của huyện Cam Lâm, nơi được định hướng phát triển thành đô thị sân bay hiện đại, đẳng cấp quốc tế sẽ được tăng thêm gần 1.200ha
Theo quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh đến năm 2030, 1 trong 3 vị trí quy hoạch xây dựng khu xử lý rác thải tập trung của huyện Cam Lâm nằm ở chân núi Hòn Rắn (thôn Xuân Lập, xã Cam Tân). Tuy nhiên, qua khảo sát, UBND huyện Cam Lâm đề xuất UBND tỉnh chuyển sang chân núi Hòn Hai (cách vị trí đã quy hoạch 2km).
Đi vào giờ cấm, chở quá tải gây mất an toàn giao thông (ATGT), tập kết cát trái phép… là những vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Cát Khánh - doanh nghiệp đang nạo vét lòng hồ Cam Ranh (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), gây bức xúc cho người dân trên địa bàn xã Cam Tân.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Cam Lâm và các đơn vị liên quan, kiểm tra, giám sát Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Cát Khánh (Công ty Cát Khánh) thực hiện việc nạo vét hồ Cam Ranh...
Được đề xuất từ năm 2015 nhưng đến nay, dự án tưới cho vùng xoài Cam Lâm vẫn chưa triển khai khiến người trồng xoài gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai vào kế hoạch năm 2021.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Khánh Hòa liên quan đến việc nạo vét hồ Cam Ranh (huyện Cam Lâm) gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu vào Nhà máy nước COPAC.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh xin chủ trương lắp camera theo dõi, giám sát tại 7 hồ chứa nước do đơn vị quản lý.
Năm 2020, tình trạng hạn hán tại khu vực huyện Cam Lâm diễn ra gay gắt, lượng nước suối đổ về rất ít, mực nước hồ Cam Ranh xuống dưới mực nước chết. Hiện nay, hoạt động nạo vét lòng hồ Cam Ranh (xã Cam Tân, huyện Cam Lâm) diễn ra liên tục đã khiến chất lượng nước hồ suy giảm nghiêm trọng.
Năm 2019, lượng mưa trên địa bàn thành phố Cam Ranh thấp và kết thúc sớm, trong khi từ đầu tháng 1 đến tháng 3-2020 thời tiết nắng nóng. Dự báo, từ tháng 3 đến hết tháng 8-2020, tình hình khô hạn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt sẽ xảy ra gay gắt.
Thiếu mưa, thời tiết nắng nóng, lượng nước tích trữ trong các hồ chứa đang cạn kiệt nhanh chóng… khiến tình hình khô hạn diễn ra gay gắt trên địa bàn tỉnh. 2 phương án chống hạn đã được UBND tỉnh đưa ra, trong đó ưu tiên cao nhất là không để người dân thiếu nước sinh hoạt.
'Công viên cát' dưới lòng hồ Suối Dầu là hồ thủy lợi ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa.
UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Sở TN-MT tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan kiểm tra, xác minh và xử lý nghiêm vi phạm trong khai thác khoáng sản trái phép tại hồ thủy lợi Cam Ranh và Suối Dầu, huyện Cam Lâm.
Lợi dụng các hồ chứa thủy lợi cạn nước do khô hạn, nhiều đối tượng đã 'đục khoét' lòng hồ để khai thác cát trái phép. Tình trạng này diễn ra rầm rộ nhất tại các hồ Suối Dầu và hồ Cam Ranh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hồ đập và ô nhiễm môi trường.
Khi các cán bộ Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa đi kiểm tra việc nhiều đối tượng khai thác đất, cát trái phép trên lòng hồ thủy lợi Suối Dầu và Cam Ranh (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) thì bị lực lượng này hăm dọa, cản trở và không chấp hành yêu cầu của cán bộ quản lý hồ.
Hồ thủy lợi Suối Dầu và Cam Ranh là nguồn cung cấp nước tưới, nước sạch cho nhiều địa phương của huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. Nhưng từ đầu năm nay, 'cát tặc' đã ngang nhiên đưa máy móc vào đây cày xới, múc cát trái phép và làm biến dạng lòng hồ.
Theo báo cáo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa, hiện nay, có tình trạng khai thác đất, cát trái phép tại một số vị trí trong phạm vi lòng hồ chứa nước Suối Dầu và hồ chứa nước Cam Ranh, huyện Cam Lâm.
Tình trạng nắng hạn gay gắt, lượng nước tích trữ không còn nhiều, vì vậy, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của hạn hán đến đời sống, sản xuất của người dân.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Báo Khánh Hòa khẳng định sẽ kiểm tra, xem xét kỹ trước khi gia hạn khai thác cát tại hồ Cam Ranh (xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa).
Trong 3 năm thực hiện việc khai thác cát trong lòng hồ Cam Ranh (xã Cam Tân, huyện Cam Lâm), Công ty TNHH Đầu tư và dịch vụ Cát Khánh (gọi tắt là Công ty Cát Khánh) có không ít vi phạm, khai thác cát ngoài phạm vi mốc giới trong giấy phép và gây ô nhiễm môi trường.