Từ đô thị nghỉ dưỡng của người Pháp trong thời kỳ thuộc địa đến 'Thủ đô Hoàng triều cương thổ' của chính phủ Bảo Đại, đến những giai đoạn lịch sử tiếp theo, đó là một quá trình biến động của lịch sử, lý do tạo nên những dòng hợp cư đến với Đà Lạt. Thuở xa xưa, giữa cao nguyên mênh mông chỉ có những bộ tộc đồng bào thiểu số sinh sống, hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Đời sống của họ giản dị, tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên. Bỗng một ngày, không gian ấy được đánh thức, người muôn phương về đây tụ hội.
Nghành nghề kinh doanh chính là buôn bán gạo và mới thành lập được 5 tháng nhưng Công ty Magic Life đã xin lập chủ trương đầu tư dự án nghỉ dưỡng 900 tỷ đồng tại TP.Đà Lạt.
Đà Lạt hiện có gần 3.000 ha nhà kính phục vụ nông nghiệp mang lại doanh thu cho người dân. Vậy đề án tiến tới xóa bỏ hoàn toàn nhà kính trong khu vực trung tâm vào năm 2030, liệu có khả thi?
Tình trạng sạt lở đất tại tỉnh Lâm Đồng đã và đang diễn biến phức tạp, gây tổn thất lớn về người và tài sản. Điều này đặt ra yêu cầu bức thiết cần có những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm giảm thiệt hại do sạt lở đất gây ra, trước mắt là tại 163 vị trí đã được rà soát, cảnh báo...
Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn, mới đây, UBND TP. Đà Lạt ( tỉnh Lâm Đồng) đã có tờ trình gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng về việc thẩm định, phê duyệt danh mục chủ trương đầu tư các dự án khẩn cấp phòng, chống sạt lở.
Nếu được phê duyệt, 10 dự án phòng, chống sạt lở khẩn cấp tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) sẽ được triển khai thực hiện ngay trong năm 2023 và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
UBND TP Đà Lạt đưa ra đề xuất triển khai 10 dự án với kinh phí dự kiến khoảng 700 tỷ đồng nhằm thực hiện nạo vét, sửa chữa các hồ, suối, xây kè chống sạt lở ở thành phố.
Các khu vực cảnh báo có nguy cơ khẩn cấp: suối Cam Ly, hồ Vạn Kiếp, suối hạ lưu hồ Thái Phiên đến hồ Than Thở, hồ Mê Linh, suối Nghệ Tĩnh - Vạn Kiếp, suối Phan Đình Phùng, đường Đống Đa, đường Hà Huy Tập, đường Vạn Thành…
Tổng mức đầu tư đề xuất cho 10 dự án khẩn cấp trên địa bàn TP Đà Lạt gần 690 tỉ đồng, trong đó vốn lớn nhất là cải tạo, khôi phục hồ Vạn Kiếp hơn 282 tỉ đồng.
'Chúng ta lên án việc bê tông hóa, phát triển 'nóng' nhà kính, phá rừng là hoàn toàn đúng đắn nhưng để khắc phục là vô cùng khó khăn, có thể mất vài ba chục năm với kinh phí cực lớn, ảnh hưởng đời sống, nhà cửa, sinh kế của hàng nghìn người, thiết nghĩ cần chú trọng tới những giải pháp có tính khả thi hơn', đó là chia sẻ của bạn đọc Khiếu Chí (phường 5, TP Đà Lạt) với Báo SGGP xung quanh câu chuyện cứ mưa lớn là ngập, sạt lở xảy ra tại phố núi đang được dư luận quan tâm.
Sau khi để lại dấu ấn tại nhiều tỉnh thành bằng những dự án đô thị sinh thái, TDH Ecoland (được coi là kế thừa toàn bộ kinh nghiệm và năng lực của Tập đoàn Ecopark) tiếp tục tìm tới Ninh Bình với ý tưởng về khu đô thị rộng gần 700ha.
Ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND Lâm Đồng - cho biết dự án được cấp phép dưới hành lang điện, thi công sai ranh giới, cấp phép chưa tính toán hết khối lượng đất khoảng 6.000 m3 đất dồn lên bờ taluy quá lớn
Tình trạng xây dựng nhà và các công trình trái phép (nhà lụi) mọc lên như 'nấm sau mưa' và tồn tại ngang nhiên giữa lòng thành phố Đà Lạt trong suốt thời gian dài vừa qua khiến dư luận đặt câu hỏi: đó là do chính quyền địa phương không xử lý nổi vấn nạn này hay còn có lý do lợi ích nào khác?
Ngày 14-4, ông Võ Ngọc Trình, Phó Chủ tịch phụ trách điều hành UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) cho biết đã giao các đơn vị khẩn trương rà soát, lập hồ sơ, ban hành quyết định cưỡng chế đối với 6 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tại khu vực lòng hồ Vạn Kiếp và 4 trường hợp tại khu vực đường Nguyên Tử Lực, đều thuộc địa bàn phường 8, TP Đà Lạt.
Nét nổi bật của các đồ án quy hoạch Đà Lạt ở thế kỷ trước là chú trọng cảnh quan đô thị. Suối Cam Ly được chặn dòng, đắp đập để tạo nên hệ thống hồ, trở thành trục cảnh quan mặt nước hấp dẫn. Bố cục chính của thành phố nghỉ mát được tổ chức quanh trục này, mỗi hồ là nhân của một phân khu chức năng. Tuy nhiên, đến nay nhiều hồ bị 'hô biến', bồi lắng, ô nhiễm…
Tình trạng người dân xả rác, đổ xà bần xuống suối, lấn chiếm hàng lang suối, xây dựng nhà kính… là một trong những nguyên nhân gây ra ngập úng cục bộ tại Đà Lạt.
UBND thành phố Đà Lạt khẩn trương tổ chức nạo vét, phát quang, khơi thông dòng chảy, giải tỏa tình trạng lấn chiếm hành lang gây cản trở dòng chảy của các suối trên địa bàn.
Sự đa dạng, sống động trong các chi tiết xây dựng mang đậm phong cách Tây Âu kết hợp hài hòa với cảnh quan ngoạn mục vùng cao nguyên đã tạo nên một 'bảo tàng kiến trúc Pháp' độc nhất ở Đà Lạt. Đáng tiếc, quỹ biệt thự quý giá này teo tóp dần, nhiều công trình hoang phế theo thời gian.