Giới tình báo Mỹ lo ngại Taliban sẽ kiểm soát thủ đô Kabul trong 90 ngày, song lưu ý rằng lực lượng an ninh Afghanistan có thể chống trả để ngăn kịch bản này.
Khi quân Mỹ rút khỏi Afghanistan, thì các 'lính đánh thuê' này - còn được gọi là các nhân viên an ninh/quân sự hợp đồng xuất thân từ các nước nghèo, cũng rời khỏi đây để lang bạt ra các nơi khác trên thế giới. Họ có nhiều thiệt thòi so với lính Mỹ hoặc nhân viên dịch vụ an ninh của Mỹ.
Ngoài Taliban, một số nhóm thánh chiến vẫn hoạt động trên đất Afghanistan, trong đó ETIM bị Trung Quốc coi là nguy hiểm nhất. Trung Quốc đang đẩy mạnh bắt tay với nhóm Hồi giáo Taliban, trên tinh thần chính trị thực dụng.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ngày 16/7 lên tiếng chỉ trích nước láng giềng Pakistan vì tiếp tục có quan hệ với các tổ chức khủng bố, trong đó có Taliban.
Quan điểm của Nga là nhóm Hồi giáo Taliban không được phép phá hỏng kế hoạch của Nga giữ cho vùng Trung Á nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.
Ngày 15/7, nhóm tay súng Hồi giáo Taliban đã đặt điều kiện để chấp thuận ngừng bắn trong vòng 3 tháng tại Afghanistan, trong bối cảnh giao tranh đang leo thang ở quốc gia Tây Nam Á này khi liên quân Mỹ và NATO rút quân.
Theo mạng CNN ngày 13/7, nhóm tay súng Hồi giáo Taliban đã bắn chết 22 lính đặc nhiệm Afghanistan trong tình trạng không vũ khí và xin đầu hàng.
Đà tiến quân nhanh chóng của lực lượng Hồi giáo cứng rắn Taliban ở Afghanistan ngay trước khi Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi đây không chỉ khiến cộng đồng quốc tế bất an mà còn làm nổi bật các hoạt động liên quan của Trung Quốc.
Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (viết tắt theo tiếng Anh là ETIM) đe dọa gây bất ổn định ở Tân Cương và trên 'Con đường Tơ lụa' sau khi Mỹ rút hết quân khỏi Afghanistan. ETIM là nhóm chiến binh khiến Trung Quốc lo sợ nhất.
Trên tài khoản Twitter, nhóm đàm phán hòa bình của Chính phủ Afghanistan thông báo đại diện hai bên đã trao đổi việc tổ chức và sắp xếp các cuộc đàm phán song phương.
Nhằm hỗ trợ quá trình rút quân khỏi Afghanistan, Lầu Năm Góc quyết định điều tàu sân bay của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sang vùng biển Ả Rập.
Tiến trình đàm phán hòa bình lịch sử giữa Chính phủ Afghanistan và lực lượng Hồi giáo Taliban chính thức được khởi động ngày 12-9 vừa qua tại thủ đô Doha của Qatar. Mục tiêu cuối cùng của đàm phán là đi đến một thỏa thuận chính trị, qua đó chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hàng chục năm.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, hơn 100.000 dân thường Afghanistan chết và bị thương do chiến sự tại nước này trong mười năm qua. Trong ba tháng (từ tháng 7 đến 9 vừa qua), con số thương vong này tăng tới mức cao 'chưa từng thấy': có 1.174 người chết và 3.139 người bị thương, tăng 42% so cùng kỳ năm 2018. Phần lớn các cuộc bạo lực là do những nhóm chống chính phủ như nhóm Hồi giáo Taliban gây ra.
Ở độ tuổi đáng ra cần được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh thì những đứa trẻ Afghanistan vẫn tiếp tục sống trong môi trường bạo lực và bất ổn. Theo Liên hợp quốc (LHQ), năm 2018 có 927 trường hợp trẻ em tử vong và 2.135 trường hợp bị thương. Trong nửa đầu năm 2019, đã có 327 trẻ em thiệt mạng và 880 trẻ em bị thương.
Báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 17/10 cho thấy số dân thường thiệt mạng hoặc bị thương do xung đột tại Afghanistan từ tháng 7 đến tháng 9 trong năm nay, lên tới mức cao 'chưa từng thấy'.
Mỹ sẽ rút gần 5.000 binh sĩ từ 5 căn cứ tại Afghanistan trong 5 tháng theo như điều khoản đạt được trong dự thảo thỏa thuận hòa bình với lực lượng Taliban.
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Afghanistan Nasrat Rahimi ngày 3/9 cho biết 16 người đã thiệt mạng và 119 người bị thương trong vụ nổ lớn do Taliban tiến hành tại thủ đô Kabul đêm 2/9.
Vụ tấn công xảy ra gần một khu phức hợp quốc tế trong bối cảnh Đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad đang có chuyến công du tới thủ đô Afghanistan.
Nga đã bày tỏ sự sẵn sàng giúp giám sát một thỏa thuận hòa bình đang được kì vọng giữa Hoa Kỳ và nhóm Hồi giáo Taliban.
Tại thủ đô Kabul của Afghanistan vừa xảy ra vụ tiến công khủng bố đẫm máu làm 63 người chết và gần 200 người bị thương. Tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận là thủ phạm.